4 điểm yếu chí mạng của không quân Mỹ, khó địch Nga - Trung

Minh Quang |

Các chuyên gia và quan chức Mỹ vừa chỉ ra 4 điểm yếu chí mạng khiến không quân Mỹ khó thắng được các đối thủ mạnh như Nga và Trung Quốc.

Ngày 22/6, trên tạp chí Lợi ích quốc gia Mỹ, chuyên gia về vấn đề quốc phòng Mỹ ông Dave Majumdar dẫn nguồn tin từ Bob Simmons chủ tịch ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ cho biết, hiện nay quân đội Mỹ chưa có chuẩn bị tốt cho chiến tranh với Trung Quốc và Nga.

Vấn đề này được bộc lộ rõ trên nhiều phương diện và đều có liên quan đến năng lực của các lực lượng lục quân, hải quân, không quân, hàng không vũ trụ của Quân đội Mỹ, trong đó trọng tâm là lực lượng không quân.

Phi công Mỹ có số giờ bay ngang với... Triều Tiên

Một ví dụ trực tiếp nhất minh chứng cho điều này là hiện các đơn vị hàng không của lực lượng hải quân lục chiến Mỹ không có đủ các phi đội kỹ thuật để sửa chữa và bảo dưỡng máy bay.

Hiện nay, hải quân lục chiến Mỹ tổng cộng có 271 máy bay tấn công, nhưng trong đó chỉ có 64 chiếc ở trạng thái sẵn sàng bay, khiến thời gian bay tập của phi công Mỹ chỉ tương đương với phi công Triều Tiên và mới bằng một phần ba số giờ bay của phi công Trung Quốc.

Do thiếu máy bay, cho nên thời gian huấn luyện của các phi công Mỹ so với Nga và Trung Quốc ít hơn rất nhiều.

Hiện nay, thời gian bay huấn luyện của các phi công thuộc lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ mỗi tháng chỉ 4 đến 6 giờ, trong khi trước đây con số đó là từ 20 đến 30 giờ, sự thiếu hụt cảm giác bay của phi công đã tạo ra một khoảng trống lớn về kinh nghiệm, rất khó khỏa lấp.

Không chống được vũ khí công nghệ cao

Từ nhiều phương diện khác nhau cho thấy Lầu Năm Góc chưa chuẩn bị tốt cho việc đối phó với một cuộc chiến tranh trên chiến trường công nghệ cao hiện nay.

 4 điểm yếu chí mạng của không quân Mỹ, khó địch Nga - Trung  - Ảnh 1.

Ngoài B-2 và F-22 ra, hiện Mỹ chưa có vũ khí nào có khả năng xuyên phá mạnh

“Chúng ta đang ở vào thời điểm quan trọng. Không ai nghi ngờ việc Mỹ có năng lực chống khủng bố, thế nhưng Hoa Kỳ lại không có cách nào để đối phó với mối đe dọa từ vũ khí công nghệ cao” - chuyên gia Dave Majumdar dẫn lời ông Bob Simmons.

Tuy các cuộc chiến tranh chống những lực lượng phiến quân khủng bố tại Iraq và Afghanistan là một phần nguyên nhân khiến quân đội Mỹ thụt lùi, nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự đình trệ của quá trình mua sắm, và nó đã bóp chết đi những sáng tạo mới về vũ khí của Lầu Năm Góc.

Nhưng nguyên nhân chính là do Mỹ đã bóp chết sự sáng tạo, cải tiến mới về khoa học kỹ thuật, mà gốc rễ của nguyên nhân đó là chủ nghĩa quan liêu,coi thường đối thủ của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Ngược lại, thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ luôn có sự thúc đẩy phát triển vũ khí, từng bước cải tiến các hệ thống vũ khí, làm cho chúng phù hợp với nhu cầu của chính mình - ông Simmons đánh giá.

Máy bay không vượt được lưới phòng không Trung Quốc

Một điểm yếu nữa là máy bay chiến đấu của Mỹ hiện không có khả năng xuyên phá qua lưới phòng không của các đối thủ mạnh ngoại, đặc biệt là các nước xấy dựng chiến lược “Chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD) mạnh như Nga và Trung Quốc.

Trong lực lượng không quân Mỹ, hiện chỉ có các máy bay chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ 5 như F-22 "Raptor", F-35 do Lockheed Martin sản xuất và máy bay ném bom tàng hình B-2 của Northrop Grumman là có khả năng vượt qua mạng lưới phòng không của đối phương.

Số máy bay còn lại như A-10 Thunderbolt, F-15 F-15SE Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet đều không phải là đối thủ của hệ thống phòng không cao cấp hiện nay của Nga và Trung Quốc.

Thậm chí, ngay cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tối tân nhất của Nga cũng không thể sống sót nếu vượt qua hệ thống phòng không tổng hợp của chính mình.

Phát triển các dự án vũ khí xa vời, không giải quyết được nhu cầu cấp bách

Trên thực tế, hậu quả như hiện nay là do Lầu Năm Góc đang tìm kiếm cái gọi là "năng lực chuyển hình", được hiện thực hóa bằng chương trình phát triển F-22 hay F-35 và "hệ thống tác chiến tương lai" mà Lầu Năm Góc đang hướng tới (trong đó mới chỉ có F-22 là thành công).

Về căn bản, lưỡng viện Mỹ muốn đổi mới quy trình mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc nhằm nhanh chóng có được những kỹ thuật mới.

Mỹ không thể đầu tư hàng đống tiền cho một dự án mà hiệu quả thu về phải sau 20 đến 30 năm nữa mới có thể nhìn thấy, chẳng hạn như "Hệ thống tác chiến tương lai" của lục quân hay "dự án nghìn tỷ" của loại chiến đấu cơ đắt nhất thế giới là F-35 Lightning II.

 4 điểm yếu chí mạng của không quân Mỹ, khó địch Nga - Trung  - Ảnh 2.

Siêu dự án F-35 của Mỹ đã ngốn hơn 1.000 tỷ USD ngân sách phát triển

Ông John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng cho rằng, hiện trạng yếu kém của quân đội Mỹ hiện nay là điều không thể chấp nhận được. "Cách nhìn nhận vấn đề của chúng tôi hoàn toàn giống với Simmons" - ông John McCain nói.

Mỹ phải chuyển đổi mô hình phát triển vũ khí

Các nghị sĩ Mỹ cho rằng, Lưỡng viện cần phải thúc đẩy Nhà Trắng phải hành động ngay bởi nhân tố địa chính trị hiện nay đã thay đổi, khoảng lặng ngắn ngủi sau khi Liên Xô tan rã đã qua, sự uy hiếp của vũ khí công nghệ cao "chống xâm nhập/chống tiếp cận" đang bùng phát, trong khi nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố cực đoan không thể nhanh chóng tiêu diệt.

Thế nhưng, những cảnh báo nguy cơ đó vẫn chưa làm chuyển động được mô hình tổ chức truyền thống của Lầu Năm Góc, trong khi việc giải quyết những thách thức trên đang là vấn đề cơ bản mà Bộ Quốc phòng Mỹ phải đối mặt.

Simmons và John McCain đều đề xướng ý kiến áp dụng phương thức tiến từng bước và phi đa năng trong mua sắm vũ khí.

"Không cần thiết phải chế tạo một loại vũ khí toàn năng như việc chế tạo F-35, bởi vì chi phí cho nó quá đắt đỏ, mà phải mất mấy chục năm mới nhìn thấy được thành quả. Nghiên cứu và khai thác vũ khí phải từng bước một mới có thể ứng dụng nhanh được".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại