Vì nhận thức về quản lý tài chính của mọi người ngày càng được cải thiện, chúng ta ai cũng bắt đầu chú ý đầu tư vào nhu cầu quản lý tài sản của mình, ở đây bao gồm đầu tư vào cổ phiếu, quỹ, cho doanh nghiệp vay, sử dụng các gói dịch vụ quản lý tài sản ngân hàng...
Với những người khôn ngoan và có hiểu biết, họ lựa chọn đầu tư thông minh, phân bổ tài sản hợp lý để luôn lấy tiền đẻ ra tiền, không bao giờ lãng phí nguồn tài chính vô cớ.
Với những khoản tiền cần giữ lâu dài, yêu cầu sự an toàn, họ có thể lựa chọn phương pháp tiết kiệm gửi hết vào ngân hàng để nhận phần trăm lãi suất ổn định hàng năm.
Tuy nhiên, rất nhiều người không có kỹ năng, không am hiểu đầu tư lại chỉ có thể dồn toàn bộ nguồn tài chính dồi dào của mình vào tài khoản ngân hàng. Đây là quá trình sai lầm thường thấy khi phân bổ và quản lý chi tiêu.
Các chuyên gia tài chính thường khuyên chúng ta chỉ nên tiết kiệm từ 10-20% thu nhập hàng tháng là vừa đủ, đừng nên biến toàn bộ nguồn tài chính rảnh rỗi trở thành "tiền chết".
Khá nhiều ví dụ khác nhau cho chúng ta thấy rằng, tài khoản ngân hàng chỉ có thể coi như một nơi ký gửi chứ không thể đem lại hiệu quả hay lợi ích mong muốn, lại khiến chúng ta mất một thời gian khá dài mới có thể nắm được lãi suất trong tay.
Đặt vào trường hợp cụ thể để chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng hơn của việc đầu tư và việc gửi tiền tiết kiệm như sau: Có 3 bà mẹ cùng sở hữu một khoản tài chính rảnh rỗi lên tới 500 triệu đồng trong tay.
Loại bỏ các yếu tố rủi ro bất ngờ như ngân hàng phá sản, lạm phát tiền tệ hay khủng hoảng tài chính, mỗi người đều có cách lựa chọn những dịch vụ quản lý tài chính và đầu tư khác nhau, và để số tiền trong tay tăng lên gấp đôi, thời gian họ mất cũng có sự khác biệt cực kỳ lớn.
Mẹ của Tiểu Minh cảm thấy cầm tiền mặt trong tay sớm muộn cũng tiêu hết, không hề an toàn mà lại chẳng có lãi suất gì nên quyết định đem đi gửi ngân hàng.
Sau khi cân nhắc một lượt các chính sách ưu đãi và lãi suất dài hạn của các ngân hàng khác nhau, mẹ Tiểu Minh quyết định lựa chọn gửi toàn bộ 500 triệu đồng tại ngân hàng A với lãi suất 5% mỗi năm. Vậy là cứ mỗi năm, mẹ Tiểu Minh có thể nhận được 25 triệu tiền lãi mà không phải làm gì. Tuy nhiên, phải mất 20 năm, số tiền 500 triệu ban đầu mới có thể tăng lên gấp đôi.
Mẹ của Tiểu Lan thì không am hiểu nhiều về thị trường cổ phiếu nhưng cũng không muốn gửi tiền ngân hàng vì thấy tình hình hoạt động của các ngân hàng gần đây có xu hướng đi xuống, nhiều cơ sở tuyên bố phá sản.
Thế là, bà quyết định đầu tư toàn bộ 500 triệu đồng vào một quỹ Tracker Fund, một đơn vị ủy thác cung cấp kết quả đầu tư tương ứng với hiệu suất uy tín và ổn định ở Đài Loan.
Vào thời điểm đó, lãi suất trung bình mỗi năm mẹ Tiểu Lan có thể nhận được vào khoảng 7%. Như vậy, mỗi năm lãi suất bà ấy nhận được vào khoảng 35 triệu đồng, và thời gian để tăng gấp đôi số vốn ban đầu chỉ cần 15 năm.
Còn với người cuối cùng là mẹ của Tiểu Hồng, bà học hỏi kinh nghiệm đầu tư của chồng, theo dõi sự biến động không ngừng của thị trường cổ phiếu, thường xuyên cập nhật tình hình tài chính để nắm bắt được một số quy tắc cũng như quy luật lên xuống giá "cổ" nhất định. Ngay khi nhận thấy tiềm năng bộc lộ, mẹ Tiểu Hồng lại chia ra một khoản thích hợp trong số tiền 500 triệu đồng ban đầu để đầu tư.
Nhờ phản ứng nhanh nhạy với thị trường, không ôm tâm lý mạo hiểm cầu may, bà cũng dần dần gia tăng số tiền trong tay theo tốc độ từ từ nhưng cực kỳ chắc chắn. Trung bình mỗi năm bà có trong tay 10-15% lãi suất, tương ứng với 50-75 triệu đồng, và chỉ mất khoảng 6-10 năm là có thể kiếm gấp đôi số tiền ban đầu.
Có thể thấy rằng, cùng với một số tiền như nhau, nhưng với những cách đầu tư và giữ tiền khác nhau, ba người mẹ sẽ mất khoảng thời gian khác nhau rất nhiều để kiếm thêm 500 triệu đồng nữa.
Nếu đầu tư khôn ngoan và hiệu quả thì khoảng thời gian đó không chỉ dừng lại ở mức gấp đôi như mẹ Tiểu Minh (20 năm) và mẹ Tiểu Hồng (11 năm), mà có thể còn ngắn hơn rất nhiều lần.