Nhắc đến Tam Quốc, mọi người ắt hẳn đều sẽ nghĩ đến Tào Tháo – một nhân vật khiến người đọc tranh luận không ngừng, có người nể phục tài năng mưu lược của Tào Tháo, coi Tào Tháo là một vị anh hùng, nhưng lại cũng có người cho rằng Tào Tháo quá đa nghi, là kẻ gian xảo quỷ quyệt.
Nhưng cho dù có nói như nào đi chăng nữa, Tào Tháo cũng đã lập được rất nhiều công lớn, một vị anh hùng luôn khao khát người hiền tài như Tào Tháo cả đời chỉ e sợ ba vị đại tướng quân, còn làm cho Tào Tháo suýt mất mạng, còn những người khác đều không đáng nhắc tới. Vậy ba vị tướng quân ấy rốt cục là ai?
Người đầu tiên là Quan Vũ
Quan Vũ tự là Vân Trường, ông được người đời ca tụng là "Võ thần", không chỉ tinh thông võ học, ở các phương diện khác Quan Vũ cũng đều rất xuất sắc tài giỏi hơn người. Sử sách hàng nghìn năm vẫn luôn đánh giá rất cao Quan Vũ.
Mặc dù Quan Vũ là một vị danh tướng thời Tam quốc nhưng thái độ của Tào Tháo với Quan Vũ lại vừa yêu vừa hận, bởi vì Tào Tháo đánh giá rất cao tài năng của Quan Vũ.
Cũng vì yêu người tài nên năm xưa, Tào Tháo đã mang hẳn ngựa quý Xích Thố tặng cho Quan Vũ với hy vọng Quan Vân Trường có thể dốc sức phò tá mình.
Thế nhưng Quan Vũ lại chỉ trung thành với Lưu Bị. Vì vậy ngay cả khi ở Tào doanh, tấm lòng của ông vẫn một mực hướng về vị quân chủ này. Sau cùng, Quan Vân Trường vẫn tìm về để phò tá cho Lưu Huyền Đức.
Nhân vật Quan Vũ trên phim.
Cũng bởi Quan Vũ sở hữu võ nghệ xuất chúng, uy dũng hơn người, được mệnh danh là "vạn nhân địch", "uy chấn Hoa Hạ", lại có tài mưu lược, cho nên Tào Tháo đối với nhân vật này cũng tương đối dè chừng.
Người thứ hai chính là Mã Siêu
Mã Siêu không chỉ dũng mãnh cường hãn hơn nữa lại tuổi trẻ tài cao. Khi ấy, Tào Tháo đã nhiều lần ngỏ ý muốn chiêu mộ Mã Siêu, nhưng Mã Siêu luôn không chút động lòng.
Đến khi Tào Tháo thống nhất phương Bắc, việc Mã Siêu không chịu đầu hàng đã thành cái dằm trong tim Tào Tháo, khiến Tào Tháo phải dùng đến kế ly gián, làm rạn nứt quan hệ giữa Mã Siêu và Hàn Toại, ép Mã Siêu bỏ đi, Mã Siêu cùng đường phải đầu quân cho Trương Lỗ.
Vì muốn gấp rút đối phó, Tào Tháo xuất binh thảo phạt Trương Lỗ, ông kiêu ngạo không nghe lời khuyên của Cao Nhu, khiến toàn quân bị hơn vạn quân do Mã Siêu thống lĩnh tập kích, bản thân Tào Tháo còn suýt chút nữa bị Mã Siêu giết chết.
Nhân vật Mã Siêu trên phim.
Trên đường trốn chạy, Tào Tháo đã phải vứt áo, cạo râu mới có thể thoát thân. Đối đầu với một tướng quân dũng mãnh như Mã Siêu cũng khiến cho Tào Tháo cảm thấy lo sợ. Chính ông từng nói rằng: "Tiểu nhi Mã Siêu không chết, ta sợ đến chỗ chôn thân cũng không còn".
Người cuối cùng chính là Trương Phi
Ấn tượng sâu sắc nhất của Tào Tháo về Trương Phi có lẽ là trận đánh tại cầu Trường Bản. Trương Phi lúc ấy rống lên một tiếng thật to, khiến cho cả binh lính tướng sĩ dưới trướng đều bị dọa sợ, Tào Tháo cũng bởi thế mà e ngại.
Trương Phi có võ công cao cường, lúc bấy giờ cũng là một tướng quân thiện chiến dũng mãnh bậc nhất, lại bởi gầm một tiếng trên cầu Trường Bản mà dọa lui quân Tào Tháo, cho nên về sau Tào Tháo cũng ít nhiều có chút e sợ nhân vật này.
Trong hàng ngũ quân đội của Thục Hán, Quan Vũ, Mã Siêu và Trương Phi được liệt vào nhóm Ngũ Hổ Thượng Tướng, tiếng tăm vang danh thiên hạ. Ngoài thái độ e sợ ra, có lẽ Tào Tháo còn kính nể tài năng của họ chứ không hoàn toàn chỉ là sợ họ bởi dù gì thì Tào Tháo cũng là người luôn khao khát những người hiền tài.
Cho nên có thể nói rằng trừ ba vị tướng quân kể trên, thì những người khác trong mắt Tào Tháo chả là gì cả, nhưng đến cuối cùng, cả ba nhân vật trên đều chưa từng giao chiến trực diện với Tào Tháo, cũng không nguyện theo Tào Tháo thống nhất thiên hạ, không biết cách nhìn của mọi người như thế nào?
* Theo quan điểm của chuyên trang về lịch sử Qulishi (Trung Quốc)