Theo Bộ Y tế, hiện có 3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh, gồm: dùng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp; sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID.
Theo đó, sau khi người dân xuất trình thẻ CCCD tại cơ sở khám chữa bệnh, với CCCD gắn chip khi quét mã QR đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành.
Người dân sử dụng CCCD gắn chíp khi đi khám, chữa bệnh
Đồng thời, cơ sở khám chữa bệnh sẽ thông tin cho người bệnh biết để sử dụng CCCD gắn chip cho những lần đi khám chữa bệnh BHYT sau đó.
Trường hợp khi kiểm tra trên CCCD gắn chip nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, cơ sở khám chữa bệnh sẽ giải thích để người bệnh biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD gắn chip chưa thể thực hiện được. Lúc này, người bệnh cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh, hoặc sử dụng các ứng dụng có thể hiện thông tin hợp lệ về tham gia BHYT.
Theo BHXH Việt Nam, toàn quốc hiện có 12.455 cơ sở y tế bệnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp (đạt 97,27% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc), với trên 29,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.
Cách thứ 2, người dân có thể sử dụng thẻ BHYT đã được xác thực trên ứng dụng VNeID (ứng dụng định danh điện tử mức 2) bằng cách mở cài đặt VNeID trên điện thoại di động sau đó đăng nhập tài khoản VNeID.
Ảnh chụp màn hình ứng dụng VNeID
Tiếp đó chọn mục "Ví giấy tờ" sau đó chọn "Thẻ BHYT"; nhập mã để xác minh người dùng và xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế.
Cách thứ 3, người dân cũng có thể sử dụng ứng dụng VssID trên điện thoại để thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh.
Theo đó, sau khi đăng nhập thành công, trên giao diện chính của ứng dụng VssID, người dân cần thực hiện các bước sau:
Hướng dẫn sử dụng VssID khi đi khám chữa bệnh. Ảnh: Nguồn BHXH Việt Nam