“Cháu đã ngừng việc đi ăn xin, mọi thứ gần như đã thay đổi và đây giống cơ hội thứ hai cho cháu có cuộc sống tốt đẹp”, cậu bé Bunthon chia sẻ. Được biết, hành trang đi học của cậu bé Bunthon và hàng trăm đứa trẻ khác gắn liền với những túi rác thải chứa nắp và vỏ chai nhựa đã qua sử dụng.
Số rác thải này được phân loại thành từng túi cẩn thận và được các em đem tới Coconut School - ngôi trường được nhiều người biết đến với cái tên thân thuộc Trường Rác.
Hàng trăm học sinh đi học luôn xách theo túi đựng đầy rác, lý do phía sau khiến nhiều người bất ngờ. Ảnh: AFP.
Trường Rác đặc biệt tại Campuchia
Theo đó, cậu bé Bunthon từng là trẻ em nghèo lang thang ăn xin khắp nơi trước khi cậu bé được nhận vào ngôi trường tình thương của Ouk Vanday - một cựu quản lý khách sạn, người luôn nuôi ước mơ về một Campuchia không rác thải.
Ngôi trường đặc biệt do Ouk Vanday sáng lập này không chỉ là mái ấm của cậu bé Bunthon mà nó còn là nơi thay đổi số phận của hơn 200 học sinh khác.
Trường Rác - nơi thay đổi số phận của nhiều trẻ em nghèo tại Campuchia. Ảnh: AFP.
Nằm trong công viên quốc gia Kirirom, tỉnh Kampong Speu, Campuchia, Trường Rác được xây dựng bằng những thứ được cho là rác thải được tái chế như lốp xe cũ, chai nhựa, giày thể thao cũ và nắp chai…
Các bức tường giữa các phòng học được ngăn cách bằng những chiếc lốp xe, lối vào được trang trí bằng vỏ chai nhựa, bức vách được làm bằng vỏ chai bia, thậm chí sân trường còn có hình quốc kỳ Campuchia được ghép bởi những chiếc nắp chai nhiều màu sắc.
Các phòng học được ngăn cách bằng những chiếc lốp xe được tô nhiều màu sắc. Ảnh: AFP.
Vách tường được làm bằng vỏ những chai bia đã qua sử dụng. Ảnh: Internet.
Học sinh đóng học phí bằng rác
Ý tưởng xây dựng ngôi trường đặc biệt này của anh Ouk Vanday xuất hiện khi anh đi du lịch vòng quanh Campuchi và nhận ra các địa điểm du lịch đều đang bị rác thải “xâm chiếm”. Trong chuyến đi của mình, anh cũng bắt gặp những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn phải mưu sinh bằng việc ăn xin.
Chính từ chuyến đi này, anh quyết định xây dựng ngôi trường bằng rác đầu tiên tại Campuchia. Học sinh theo học ở đây sẽ được học toán, tiếng Anh, thực hành máy tính và học cách phân loại và tái chế rác thải.
Để theo học tại ngôi trường đặc biệt này, 230 em học sinh phải đều đặn mang theo những túi đựng rác gom từ nhà tới để đóng “học phí”.
Ngôi trường thu học phí là những phần rác thải đã được phân loại. Ảnh: CNG.
Ươm mầm xanh sự sống
Trường rác được vận hành bởi anh Ouk Vanday và các thầy cô giáo tình nguyện khác. Ngôi trường đầu tiên được xây dựng ở Phnom Penh vào năm 2013, sau đó nhân rộng ra với ngôi trường thứ 2 ở công viên quốc gia Kirirom.
Anh Ouk Vanday cho biết, những đứa trẻ theo học tại ngôi trường làm từ rác thải sẽ được hướng dẫn cách phân loại, tái chế rác. Anh tin rằng đây sẽ là nơi ươm mầm những nhà hoạt động bảo vệ môi trường trong tương lai.
Trả lời tờ AFP anh Ouk Vanday cho biết: “Chúng tôi hy vọng những đứa trẻ này hiểu được giá trị của việc sử dụng, quản lý và tái chế rác thải. Hy vọng các em sẽ trở thành những nhà hoạt động vì môi trường”.
Người đàn ông đặc biệt luôn nuôi ước mơ về một Campuchia không còn rác thải. Ảnh: VCG.
Câu chuyện của anh Ouk Vanday không chỉ ươm mầm cho các em nhỏ mà còn truyền cảm hứng cho nhiều người, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Trái Đất là mái nhà chung của tất cả chúng ta, bảo vệ môi trường chính là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người. Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết của tất cả mọi người. Chính vì vậy hãy chung tay hành động bảo vệ môi trường với những hành động nhỏ nhất từ ngay hôm nay!
Hành trang đi học của các em học sinh là những túi rác chứa vỏ, chai nhựa và lốp xe đã qua sử