2 tên trộm hòa vào dòng người đi nghe giảng về phật pháp và hồi kết rất "cay" cho những kẻ tự cho mình là thông minh

Khánh An |

Câu chuyện là lời nhắn nhủ cho những người luôn tự cho mình là thông minh.

Ai mới là người thông minh?

Có một lần, có hai tên trộm cùng một nhóm tín đồ tìm đến thánh địa Phật giáo Jetavanavihāra để nghe giảng về phật pháp. 

Trong hai tên trộm này, có một người chuyên tâm lắng nghe nên rất nhanh sau đó đã ngộ được phật pháp. Người còn lại vì không chuyên tâm lắng nghe mà ngược lại, vẫn tranh thủ ăn cắp tiền bạc của các tín đồ.

Sau khi kết thúc buổi nghe giảng, hai tên trộm trở về nhà của tên trộm thứ hai. Lúc này, hắn ta chế giễu người bạn không trộm đồ của mình: "Đúng rồi, anh thông minh lắm, nhưng không có tiền để mua đồ mà nấu ăn."

Kẻ trộm không ăn cắp tiền nghe bạn nói vậy, thầm nghĩ: "Hắn thật ngu ngốc nhưng lại cứ nhận mình thông minh."

Rồi anh ta cùng một số bạn bè thân thiết của mình đến Jetavanavihāra, kể lại chuyện này với Đức Phật.

Đức Phật nghe xong, nói: "Người ngốc nếu biết mình ngu muội, tự biết mình là ai, mình đang ở đâu, ít ra còn có thể đánh giá đó là người có trí tuệ. Còn người không biết mình là ai, mình đang ở đâu, luôn tự cho mình là thông minh, ấy mới thực sự là người ngu si."

Xác định đúng mục tiêu  

Có một hôm, các đệ tử và thiền sư trong một ngôi chùa nọ cùng nhau ra đồng đi cấy. Trong khi thiền sư cấy đều, thẳng tăm tắp thì các đệ tử cấy cứ siêu vẹo không thẳng hàng.  

Thấy vậy, các đệ tử cảm thấy khó hiểu nên hỏi thiền sư: "Sư phụ, tại sao thầy có thể cấy mạ đều và thẳng như vậy được ạ?"

Thiền sư cười đáp: "Thực ra rất đơn giản thôi, khi các con cấy cây mạ xuống, chỉ cần mắt các con tập trung nhìn vào một thứ, lấy đó làm mốc, như thế sẽ có thể cấy thẳng hàng."

2 tên trộm hòa vào dòng người đi nghe giảng về phật pháp và hồi kết rất cay cho những kẻ tự cho mình là thông minh - Ảnh 2.

Các đệ tử phấn khởi cấy hết một hàng mạ nhưng hỡi ôi, lần này nhìn lên, đám mạ đã được cấy thành một đường cong. Chuyện này là thế nào? Các đệ tử không thể giải thích nổi.

Thiền sư liền hỏi các học trò: "Các con có đúng là đã chú tâm nhìn thẳng vào một thứ chưa?"

"Vâng, chúng con đã nhìn chằm chằm vào con trâu đang ăn cỏ ở kia, đó là một cái mốc khá lớn rồi." Các đệ tử trả lời.

Thiền sư cười nói: "Con trâu vừa gặm cỏ vừa đi, các con vừa cấy lúa vừa di chuyển theo con trâu thì làm sao có thể cấy thẳng được?

Các đệ tử lúc này mới ngộ ra. Lần này, họ chọn một cái cây lớn ở phía xa, cấy xong một hàng đứng lại nhìn, quả nhiên hàng lúa đã thẳng hơn trước rất nhiều.

Lời bình

Làm việc phải chọn chắc mục tiêu, nhưng phải chọn mục tiêu bằng cách nào, chọn mục tiêu như thế nào, đó lại là vấn đề then chốt.

Muốn hoàn thành công việc, cần phải lựa chọn mục tiêu chính xác và hợp lý, chỉ có như vậy mới hoàn thành công việc một cách hiệu quả, hiện thực hóa kế hoạch đã định ra.

Không có mục tiêu sẽ chẳng khác nào con thuyền nhỏ lênh đênh trôi theo sóng nước trên biển lớn, không biết sẽ dạt về phương nào. Khi chúng ta đặt ra mục tiêu cuộc đời như thế nào, chúng ta sẽ có một cuộc đời thế đó.

2 tên trộm hòa vào dòng người đi nghe giảng về phật pháp và hồi kết rất cay cho những kẻ tự cho mình là thông minh - Ảnh 4.

Một trong những lý do khiến giấc mơ chỉ là giấc mơ, đó là mọi người luôn giữ nó ở một giai đoạn mơ hồ. Chúng ta chắc chắn sẽ không thể thực hiện được giấc mơ, hoài bãi, lý tưởng của bản thân nếu chúng ta không thể trả lời được giấc mơ cụ thể, mục tiêu cụ thể của mình là gì.

Chỉ khi xác định được mục tiêu một cách rõ ràng, chúng ta mới có thể bám vào đó, từng bước hiện thực hóa những gì đã đặt ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại