1001 thắc mắc: Núi tử thần nằm ở đâu, vì sao vùng đồi núi lắm khoáng sản?

Châu Anh (t/h) |

Hàng trăm người có thể bỏ mạng mỗi năm khi chinh phục đỉnh núi được cho là cao nhất thế giới.

Himalaya là dãy núi cao nhất Trái Đất và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

Dãy Himalaya có 52,7 triệu người sinh sống, trải khắp 5 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Phạm vi Hindu Kush ở Afghanistan và Hkakabo Razi ở Myanmar thường không được tính, nhưng cả hai đều có (cùng với Bangladesh) một phần của hệ thống sông Hindu Kush Himalaya (HKH).

Himalaya có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu của khu vực, giúp giữ mưa gió mùa trên đồng bằng Ấn Độ và hạn chế lượng mưa trên cao nguyên Tây Tạng. Himalaya đã định hình sâu sắc các nền văn hóa của tiểu lục địa Ấn Độ, với nhiều đỉnh núi thuộc dãy núi Himalaya được coi là linh thiêng trong Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo.

Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya ở châu Á cao hơn 8.800 m nên được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Đỉnh Everest nằm giữa biên giới giữa Nepal và Tây Tạng. Được người Nepal gọi là Sagarmatha và người Tây Tạng gọi là Chomolungma, được đặt tên theo Sir George Everest, người lãnh đạo nhóm khảo sát ngọn núi này năm 1841.

Các nhà khoa học trái đất dự đoán núi Everest từ 50 đến 60 triệu năm tuổi, vẫn “khá trẻ tuổi” so với những núi khác. Đỉnh được tạo thành bởi sự va chạm hai mảng lục địa Ấn và Á-Âu khiến những phần đá được đẩy lên tạo ra đỉnh núi cao nhất trái đất. Quá trình đẩy lên vẫn đang xảy ra khiến đỉnh Everest cao lên khoảng 6 millimetres mỗi năm.

Ở độ cao 8,848m, lượng oxy bao quanh đỉnh Everest chỉ bằng 1/3 so với gần mặt nước biển, điều này khiến các nhà leo núi khó thở vì không đủ oxy. Theo các nhà khoa học cơ thể con người không thể chịu đựng được độ cao trên 6,000 mét. Càng leo lên cao thì lượng oxy càng ít đi, cơ thể sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ bao gồm phù phổi, phù não và tắc mạch máu.

Ngoài ra những tổn thương do bỏng lạnh sẽ tăng nhanh vì khi ở độ cao như vậy tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể mang oxy tới các cơ quan. Cơ quan nội tạng được ưu tiên cao hơn, ngón tay và chân là cuối cùng do đó khi phơi nhiễm lạnh hiện tượng bỏng lạnh xảy ra khiến người ta phải cắt đi ngón tay và ngón chân của mình.

1001 thắc mắc: Núi tử thần nằm ở đâu, vì sao vùng đồi núi lắm khoáng sản? - Ảnh 1.

Không ít người đã bỏ mạng khi chinh phục đỉnh Everest.

Đỉnh núi Everest nhìn như một kim tự tháp ba mặt và lớn bằng khoảng một phòng ăn được phủ tuyết quanh năm. Trên đỉnh có đủ chỗ cho khoảng 6 người đứng để ngắm cảnh và chụp ảnh, vào ngày đông đúc thì các nhà leo núi phải tuần tự nhường chỗ cho nhau để đứng ở đỉnh của thế giới.

Để có một vị trí trong đoàn leo núi thì phải tốn từ 40,000 cho đến 100,000 USD tùy thuộc vào dịch vụ và trang thiết bị leo. Bộ du lịch Nepal mỗi năm thu khoảng $5.2 triệu đô la Mỹ chỉ riêng giấy phép leo núi.

Theo thống kê của hệ thống cơ sở dữ liệu Himalayan (the Himalayan Database reports) cuối năm 2018, 295 người đã chết khi leo Everest, trong khi đó có 9,159 lần leo thành công bởi 5,294 người. Tỷ lệ số người chết là khoảng 1.2% có nghĩa là nếu cứ 100 người leo thì 1 sẽ ở lại mãi trên đường.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết là sạt lở (41.6%), rơi (12.5%) ngã, say độ cao (16.6%) và phơi nhiễm ở nhiệt độ khắc nghiệt.

Những người đầu tiên khám phá hành trình leo Everest là George Mallory vào năm 1924, ông đã biến mất gần đỉnh để lại một bí ẩn rằng có thực sự ông đã chinh phục đỉnh không. Sự thật có thể nằm trong máy ảnh của ông cũng biến mất có thể làm thay đổi lịch sử của leo núi.

Những người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest thành công là Edmund Hillary (New Zealand) và Tenzing Norgay (Nepal) vào ngày 29 tháng 5 năm 1953, họ chinh phục đỉnh Everest đường phía nam. Đoàn thám hiểm người Anh dẫn bởi Colonel John Hunt.

Kỷ lục leo đỉnh núi cao nhất thế giới này thuộc về Kami Rita Sherpa (Tháng 5, 2019) đã 23 lần chinh phục Everest.

Người nhỏ tuổi nhất leo Everest là Jordan Romero (công dân Mỹ), 13 tuổi vào ngày 23, tháng 5, 2010 từ phía bắc.

Người lớn tuổi nhất leo Everest là Miura Yiuchiro (80 tuổi, người Nhật) vào 23, tháng 5, 2013.

Điểm mặt những ngọn núi tử thần

K2 là đỉnh núi cao thứ hai thế giới (8611 m) nằm ở biên giới giữa Trung Quốc – Pakistan. Đây cũng là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất hành tinh. Trung bình, cứ 4 người cố gắng leo lên đỉnh thì 1 người tử nạn và chưa ai có thể chinh phục nó vào vào mùa đông.

Núi Denail còn được gọi bằng cái tên khác là McKinley. Đây là ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ. Hành trình chinh phục đỉnh Denail không quá khó khăn nên nó thu hút nhiều du khách, bao gồm cả những người leo núi nghiệp dư. Khoảng 100 người đã bỏ mạng ở nơi này.

Matterhorn là ngọn núi ấn tượng và ngoạn mục nhất thế giới. Tuy nhiên, nó là một trong những nơi nguy hiểm nhất thuộc dãy Alps. Hơn 500 người đã không bao giờ trở về sau khi chinh phục đỉnh núi này.

Núi Nanga Parbat cao 8.126 m, đứng thứ 9 trên thế giới. Không ai dám leo ngọn núi này vào mùa đông. Nanga Parbat được mệnh danh là “núi ăn thịt người” hay núi chết chóc bởi những vách đá dựng đứng và thời tiết diễn biến bất thường.

Với những người có kỹ thuật và kinh nghiệm leo núi, việc chinh phục đỉnh Mont Blanc là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, do nằm ở biên giới giữa Pháp và Italy, nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm, bao gồm cả những người nghiệp dư. Đó là lý do tại sao 8.000 người đã chết tại ngọn núi này.

Fitz Roy nằm ở khu vực Patagonia, biên giới Chile và Argentina. Ngọn núi này nguy hiểm và khó leo nhất thế giới do độ dốc lớn. Thời tiết khắc nghiệt và thay đổi bất ngờ. Ngày nay, đỉnh Everest mỗi ngày có hàng trăm người có thể chinh phục, nhưng đối với đỉnh Fitz Roy, mỗi năm chỉ 1 người có thể leo tới đỉnh.

Núi Cerro Torre thuộc khu vực Patagonia cũng là một trong những địa điểm khó leo nhất thế giới. Nằm ở miền đất băng giá, những lớp băng dày dưới chân núi và gió thổi mạnh trên đỉnh núi là những khó khăn và nguy hiểm mà người leo núi phải đối mặt.

Annapurna ở Nepal là được mệnh danh là ngọn núi nguy hiểm nhất hành tinh. 60 người đã bỏ mạng và chỉ 157 người chinh phục thành công từ trước tới nay. Với tỷ lệ leo lên đỉnh thành công chỉ 38%, Annapurna được đánh giá khắc nghiệt và đáng sợ hơn nhiều so với việc leo Nanga Parbat và K2. Mặt phía nam của núi là con đường chinh phục khó nhằn nhất thế giới.

The Eiger có độ cao trung bình là 3.970 m. Mặt phía bắc núi là con đường đầy thách thức và nguy hiểm dành cho những người muốn tới đỉnh. Ít nhất 64 người đã thiệt mạng tại đây và đó cũng là lý do ngọn núi này được mệnh danh là “bức tường giết chóc”.

Vì sao ở vùng đồi núi có nhiều khoáng sản kim loại?

Vùng đồi núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo sự nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy (magma) - vốn nằm sâu dưới lòng đất - có cơ hội nhô lên và hoạt động. Magma chứa một lượng lớn các muối của axit silic. Ngoài ra, magma còn chứa nhiều kim loại nóng chảy như vàng, đồng, chì, thiếc, molybden...

Khi magma trào lên đến gần mặt đất, do nhiệt độ giảm, nó nguội đi, rắn thành đá peridot, đá hoa cương... Những đá rắn này chủ yếu do các muối của axit silic hợp thành. Còn các nguyên tố kim loại, khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp, thường phân ly khỏi magma, hình thành quặng khoáng sản kim loại. Các quặng này xuất hiện tương đối tập trung, hình thành mỏ. Chính vì thế, nguời ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại