Nhưng điều khiến các nhà khoa học phấn khích về loài chim này là vẻ ngoài đặc biệt của nó. Với lông màu đen bóng, cổ màu xanh lam, xanh ngọc, đỏ tươi và một chiếc mào cứng trên đầu, loài chim này trông giống một "con khủng long có gu thời trang".
Đà điểu đầu mào là loài bản địa, hiện sống chủ yếu ở vùng đông bắc Úc, Papua New Guinea và một số đảo lân cận.
Theo chuyên gia Chad Eliason từ Bảo tàng Field, Chicago (Mỹ), xét theo kích thước, đà điểu đầu mào là loài chim lớn thứ 3 thế giới, nặng từ 75-80kg, cao khoảng 1,2m, chỉ sau đà điểu châu Phi và đà điểu Emu.
Sức mạnh của đà điểu đầu mào nằm ở đôi chân mạnh mẽ cùng vũ khí là bộ móng vuốt sắc nhọn như dao găm.
Mỗi bàn chân ba ngón của chim đà điểu đầu mào có một móng vuốt dài tới 10 cm giúp nó có thể gây tổn thương tới kẻ săn mồi chỉ bằng một cú đá, theo Sở thú San Diego. Nó cũng có thể chạy với tốc độ lên đến 50 km/h trong những khu rừng rậm rạp và nhảy cao tới 2 m.
Nghiên cứu mới về những chiếc lông được lấy từ một con chim đã chết tiết lộ thứ khiến lông của đà điểu đầu mào có màu đen bóng.
Chúng có thể làm ngựa, bò gãy xương hoặc tử vong chỉ bằng vài cú đá. Ngoài ra, lực mỏ của chúng cũng cực mạnh như trời giáng.
Loài chim không biết bay
Loài chim nổi bật với bộ lông đen tuyền, phần đầu màu xanh, chiếc cổ trụi lông lộ ra yếm thịt màu đỏ. Trên đầu có chiếc mào lớn, là phương tiện gây chú ý tới bạn tình khi đến mùa giao phối. Con trưởng thành có thể cao tới 1,2 mét, nặng tới 60 kg, tương đương khoảng 6 con thiên nga.
Đặc biệt trứng của đà điểu đầu mào màu xanh lá. Con đực có nhiệm vụ bảo vệ trứng. Khi đó vốn đã hung dữ, chúng càng dữ tợn hơn, sẵn sàng tấn công những con xâm phạm lãnh thổ và có nguy cơ đe dọa trứng.
Điều đặc biệt đáng chú ý ở loài này là con đực tham gia quá trình ấp trứng và chăm sóc con non sau khi nở ra. Con cái quay trở về cuộc sống độc lập của mình, không tham gia quá trình trên. Đấy là cách cho phép chúng có thể tự do đi sinh sản với con đực khác.
Đà điểu đầu mào sở dĩ không thể bay vì cấu tạo bộ lông đen rậm, dài, mỏng của chúng. Nhìn từ xa, lông của loài đà điểu đầu mào khá giống tóc của người. Tuy nhiên, đặc điểm này cho phép chúng hoạt động tốt trên mặt đất trong hệ sinh thái rừng. Lông dài hơn, mỏng hơn giúp dẫn nước ra khỏi cơ thể, bảo vệ chim khỏi sự tấn công của những cành cây nhọn và gai.
Không giống như ở các loài chim có lông bóng khác như chim ruồi hoặc quạ, độ bóng của lông đà điểu đầu mào được tạo thành từ trụ lông, chứ không phải lông tơ, tức các sợi nhỏ trên một cọng lông.
Vì các lông tơ trên lông của đà điểu đầu mào khá thưa thớt, trụ lông tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn ở những con chim "lông dày", khiến những con chim đà điểu đầu mào này tỏa sáng.
Những loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Cú Blakiston, loài cú lớn nhất thế giới với sải cánh cực rộng lên đến 2m. Đây cũng là loài cú cực hiếm, được tìm thấy ở vùng Đông Bắc Á. Với sải cánh rộng, sức bay khỏe cùng với chiếc mỏ và móng vuốt vừa lớn vừa cứng, bạn nên suy nghĩ thật kỹ khi có ý định trêu ghẹo loài chim nguy hiểm này.
Đại bàng Martial, là một trong những loài đại bàng lớn nhất hành tinh, sinh sống chủ yếu ở sa mạc Sahara. Chúng là một trong những loài chim ăn thịt mạnh nhất thế giới, nếu trong tình trạng khỏe mạnh chúng không có kẻ thù tự nhiên.
Đại bàng vai trắng (Steller’s Sea Eagle) sống chủ yếu ở vùng ven biển Bắc Á, là một loài chim săn mồi lớn và cũng là loài đại bàng lớn nhất thế giới hiện nay với trọng lượng trung bình từ 5 đến 9kg với sải cánh dài từ 1,95 đến 2,5 m. Khi trưởng thành thì hầu như loài đại bàng này không có kẻ thù nào có thể địch được những cú mổ tử thần chính xác và mạnh mẽ của nó.