10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá

Quang Huy |

Đằng sau mỗi chiếc máy bay quân sự được đưa vào sản xuất và biên chế là rất nhiều sự thất bại và có khi là... bỏ dở.

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 1.

Ed Schmued - cha đẻ của phi cơ huyền thoại P-51 của thế chiến thứ 2. Năm 1952 ông đã đưa ra bản thiết kế máy bay chiến đấu phản lực, động cơ đơn Northrop N-102 Fang. (Ảnh Northrop Grumman)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 2.

Mặc dù thiết kế của N-102 không được quân đội Mỹ chấp nhận nhưng triết lý thiết kế của nó là nền tảng cho việc phát triển thế hệ máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-5. (Ảnh Northrop Grumman)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 3.

Tháng 08/1953, máy bay Sud-Est SE.5000 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình. Đây là một thiết kế khác thường khi máy bay không có thiết bị cất và hạ cánh thông thường. (Ảnh Wikipedia)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 4.

Người ta đặt Sud-Est SE.5000 trên một xe đẩy để cất và hạ cánh. Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bộc lộ nhiều bất ổn và dự án bị hủy bỏ vào năm 1954 (Ảnh Airlines.net)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 5.

Convair YB-60 là ý tưởng lắp động cơ phản lực lên máy bay ném bom cánh quạt B-36. Phi cơ được trang bị 8 động cơ phản lực J57 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1952. (Ảnh USAF)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 6.

Tuy nhiên, YB-60 không thể cạnh tranh với mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược B-52 của Boeing. Chương trình YB-60 đã bị hủy bỏ vào mùa hè năm 1952, thử nghiệm khung thân kết thúc vào tháng 5/1953 (Ảnh USAF)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 7.

Vào năm 1955, Bell giới thiệu D-188A (XF-109/XF3L), một mẫu máy bay tiêm kích thử nghiệm trang bị 8 động cơ phản lực có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) và đạt tốc độ tối đa tới trên Mach 2. (Ảnh USAF)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 8.

Dù đến năm 1961, dự án XF-109 chính thức bị hủy bỏ nhưng nó vẫn là một bước đi trước thời đại. Vì cho đến tận năm 1967, Harrier, máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng hoạt động đầu tiên trên thế giới và chỉ đạt vận tốc cận âm. (Ảnh USAF)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 9.

Vào tháng 01/1961, nhà thiết kế máy bay huyền thoại Kelly Johnson đã đưa ra một ý tưởng từ máy bay do thám A-12 mà Kelly đã thiết kế cho CIA và biến nó thành máy bay ném bom chiến lược siêu thanh RB-12 (Ảnh Lookhead Martin)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 10.

Dự án sau đó đổi tên thành RS-12 nhưng cuối cùng Bộ Quốc phòng đã hủy dự án này vì lý do chi phí, cũng như các tên lửa đạn đạo đang bắt đầu thay thế máy bay ném bom. Nhưng hệ quả của dự án này được sử dụng cho thành công của máy bay do thám SR-71 (Ảnh DVIC)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 11.

Convair Model 49 là mẫu máy bay cất cánh thẳng đứng kỳ lạ do công ty Convair chế tạo vào thập kỷ 60. Máy bay sử dụng động cơ cánh quạt để cất, hạ cánh tương tự như trực thăng. Buồng lái có thể điều chỉnh vuông góc so với phần động cơ đẩy khi hạ cánh hoặc gập lại khi bay thẳng. Dự án sau đó đã bị hủy bỏ do tính bất thường trong thiết kế. (Ảnh USAF)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 12.

Vào cuối những năm 1960, Lockheed thấy được thị phần tiềm năng máy bay tiêm kích giá rẻ. Vì thế, họ chọn việc cải tiến từ chiếc F-104, chiếc CL-1200 ra đời nhằm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ Northrop F-5 (Ảnh Lockheed Martin)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 13.

Về mặt lý thuyết, CL-1200 có khả năng cơ động và dễ điều khiển hơn F-104 và có giá khoảng 2 triệu USD mỗi bản, rẻ hơn F-4E thời bấy giờ. Nhưng nó vẫn thua trong cuộc đua với F-5. Chỉ có 1 nguyên mẫu được thực hiện (Ảnh Lockheed Martin)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 14.

Dassault Mirage 4000 có thể là một chiến đấu cơ hoàn hảo nếu được sản xuất hàng loạt. Chiến đấu cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1979. Mirage 4000 có thể so sánh với F-15 và Su-27 về tầm bay và tải trọng vũ khí. (Ảnh Dassault Aviation)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 15.

Sự thất bại của Dassault Mirage 4000 không bởi vấn đề của kỹ thuật và công nghệ, mà đến từ sự biến động của thị phần của Dassault. Pháp không quan tâm tới dự án, Iran phát sinh cuộc Cách mạng 1979, Saudi Arabia chọn máy bay đa dụng F-15. (Ảnh Airlines)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 16.

Kamov V-100 là mẫu máy bay lai giữa trực thăng và máy bay cánh cố định do công ty Kamov, Nga thiết kế vào những năm 1980. V-100 có thể mang tên lửa không đối đất và pháo 23 mm. Dự án đã không được quân đội Liên Xô chấp nhận do tính rủi ro trong thiết kế quá cao. (Ảnh: Yertopedia)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 17.

Yakovlev Yak-43 là mẫu thử nghiệm máy bay cất hạ cánh thẳng đứng do Yakovlev, Liên Xô chế tạo vào những năm 1980. Máy bay sử dụng một động cơ phản lực với vòi phun có thể di chuyển cùng 2 động cơ nâng dọc ở trong thân. (Ảnh Yakolev)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 18.

Luôn tồn tại những tranh cãi về sự sao chép trong các thiết kế máy bay của Liên Xô/Nga và Mỹ, nhưng có một thực tế là sự kế thừa các nghiên cứu. Lockheed Martin đã mua lại thiết kế Yak-43 để phát triển phiên bản F-35B. (Ảnh USAF)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 19.

Người Anh có thể đã có một chiến đấu cơ tàng hình riêng nếu họ quyết tâm theo đuổi dự án P.125 do tập đoàn BAE Systems thiết kế. Dự án được triển khai vào những năm 1980, nhà sản xuất dự định chế tạo 2 phiên bản cất cánh thông thường và thẳng đứng. (Ảnh Moddb)

10 dự án máy bay chiến đấu thất bại nhưng di sản để lại là vô giá - Ảnh 20.

Tuy nhiên, tham vọng của dự án quá lớn và vượt quá năng lực công nghệ khi đó của nước Anh. P.125 bị hủy bỏ vào năm 1990 mà chưa có mẫu thử nghiệm nào được chế tạo. (Ảnh Moddb)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại