Vì sao lười “giao ban”?

havan |

“Tôi bị bệnh huyết trắng khiến tôi không còn hứng thú trong chuyện gối chăn".

“Tôi bị bệnh huyết trắng, đã chữa nhiều cách nhưng không khỏi, hoặc khỏi được vài hôm thì tái lại, phải sử dụng băng vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tôi không còn hứng thú trong chuyện gối chăn”. Đó là tâm sự của chị Lê Duyên (Vinh – Nghệ An).

Chị Duyên không phải là cá biệt, nhiều chị em cũng trong tình trạng tương tự.

Huyết trắng bệnh lý không kén chọn ai

Gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, đó là số liệu mà Trung tâm Giải phẫu tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai vừa thống kê sau khi khám bệnh cho trên 70.000 chị em trong cả nước. Điều đáng nói là không chỉ những phụ nữ đã lập gia đình mà cả các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục; không chi những chị em ở nông thôn mà cả những chị em ở các thành phố lớn cũng mắc căn bệnh này.

Huyết trắng hay còn gọi khí hư, là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ, thường bắt đầu có từ tuổi dậy thì. Bình thường ở bộ phận sinh dục bao giờ cũng có một ít dịch trong suốt, không mùi, đó là khí hư, đới hạ (huyết trắng).

vi-sao-luoi-giao-ban

Huyết trắng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho môi trường âm đạo có độ ẩm nhất định giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung.

Thông thường, huyết trắng được tiết ra ổn định dựa theo sự bài tiết hormone estrogen và progesteron trong cơ thể phụ nữ (trước rụng trứng khoảng 1 ngày thì lượng huyết trắng thường nhiều nhất). Vì một lí do nào đó, lượng huyết trắng ra nhiều hơn, màu sắc và mùi bất thường như màu vàng, xanh, nâu, hoặc có mùi hôi, tanh nồng khó chịu, có thể đó là biểu hiện huyết trắng bệnh lý.

Theo Đông y, màu sắc của khí hư chia làm 5 loại (ngũ sắc đới). Bạch đới: Mầu trắng như bột, đặc là nấm âm đạo hoặc tạp khuẩn. Thanh đới: Màu xanh như mủ, nhiều tạp khuẩn, giang mai. Hoàng đới: Mầu vàng viêm nhiễm đường sinh dục, ngứa do nhiễm ký sinh trùng roi. Xích đới: màu đỏ lờ lờ do viêm nhiễm đường sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Hắc đới: Như nước đậu đen, hôi khắm, phải nghĩ đến ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, khí hư bạch đới là bệnh có tỷ lệ nữ mắc khá cao. Cả những người lao động nông nghiệp, lẫn cán bộ công nhân viên chức nữ ở thành phố. Bệnh gây nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm. Khí hư bạch đới gây ra do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch, gây ra chứng trạng chung là ra khí hư nhiều, màu trắng, trong, loãng hoặc đặc.

Tạm thời… xa chồng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng huyết trắng bệnh lý ở chị em phụ nữ như: do tuổi tác, suy nhược cơ thể, do dùng nhiều kháng sinh, do làm việc ngâm mình trong nước nhiều phèn, nước bẩn, do sinh hoạt tình dục không an toàn, do ngồi nhiều… làm phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo, làm thay đổi độ pH tự nhiên, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm.

Bệnh nặng có kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, kém ăn, lưng đau, mỏi gối, suy kiệt. Bệnh bạch đới làm đau lưng, đau trằn dạ dưới, có khi âm đạo bị khô, rát, ngứa… có thể chuyển sang thanh đới, hoàng đới, xích đới, ung thư…

Nhiều chị em có quan điểm sai lầm, thấy ra nhiều khí hư thì thường dung băng vệ sinh để “ngăn chặn”. Chính điều này tạo cơ hội cho vi nấm phát triển gây tái đi tái lại nhiều lần dù đã chữa trị.

Hoặc khi bị bệnh nhưng vẫn quan hệ vợ chồng, vi nấm nhanh chóng di cư sang nơi ở mới rồi lại quay lại nơi cũ khi vợ chồng gặp gỡ lần sau.Việc vệ sinh âm đạo hằng ngày, nguồn nước vệ sinh sạch sẽ, chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, chọn đồ lót rộng rãi, thoáng mát, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh… sẽ là những yếu tố tích cực làm giảm đi nguy cơ bị bệnh khí hư cho chị em phụ nữ.

Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cần biết cách chăm sóc sức khoẻ sinh dục kỹ hơn. Ở độ tuổi này, chị em rất hay bị mắc bệnh huyết trắng do tình trạng suy giảm nội tiết tố sinh dục (estrogen) làm cho bề mặt âm đạo trở nên khô, rát và dễ mắc bệnh.

Theo Eva.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại