1. Đẩy chồng ra ngoài hoặc rời bỏ anh ấy
Hai
cách này đều là “hạ sách”. Nếu bạn muốn sử dụng chúng, hãy đợi đến phút
cuối (khi bạn muốn ly hôn chẳng hạn). Bây giờ, bạn cần để mắt tới những
gì đang xảy đến với chồng. Điều này không quá khó vì suy cho cùng, vợ
chồng bạn vẫn đang sống dưới một mái nhà.
Bạn có thể tiếp tục thăm dò thái độ, hoạt động, liên lạc của chồng, sao cho càng chi tiết càng tốt. Viết và sắp xếp chứng cứ ra giấy. Điều này giúp bạn sáng suốt hơn khi đang còn băn khoăn: “Không biết anh ta có tiếp tục lừa mình?”.
2. Nói cho nhiều người biết tội của chồng
Không ít người vợ muốn “vạch áo cho người xem lưng” để thỏa mãn cơn giận. Bạn có thể phanh phui chuyện này cho cô bạn thân hoặc người thân nhưng phải “chọn mặt, gửi lời”. Một cô bạn sẽ “đưa” chuyện với một cô bạn khác, rồi lại đến tai một cô khác nữa. Lúc này, cái lỗi bằng con kiến của chồng bạn đã được biến thành con voi.
Kể lể với bạn bè hay gia đình chồng cũng không phải cách hay. Họ có thể đứng về phía chồng bạn, bênh vực và che tội cho anh ấy. Hơn nữa, những người xung quanh thường nhớ rất lâu chuyện xấu của gia đình bạn. Sau này, khi vợ chồng bạn hòa hợp, họ có thể khơi lại chuyện cũ, khiến anh ấy mất mặt.
3. Coi như không biết chuyện
Vờ phủ nhận một vấn đề càng khiến vấn đề đó trầm trọng hơn. Bạn không thể quên nỗi đau tinh thần chỉ bằng cách “nhắm mắt làm ngơ”. Ngược lại, bạn cần đối mặt với nó. Phớt lờ sẽ khiến chồng bạn tiếp tục lừa dối mà thôi. Bạn càng đương đầu với chuyện này sớm chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Nếu để lâu, bạn sẽ dễ tạo cơ hội cho chồng đến với người đàn bà kia. Hãy nói với chồng những điều bạn biết và đe dọa anh ấy phải ngừng sự phản bội này lại.
4. Dọa ly hôn
Các chuyên gia tâm lý khuyên khi bị phản bội, bạn cần đe dọa chồng. Nhưng phải có kế hoạch chu đáo. Chọn thời gian và địa điểm bàn bạc để câu chuyện không bị gián đoạn. Bạn tránh hỏi chồng nhiều vì chắc chắn, anh ấy sẽ nói dối. Hãy đưa bằng chứng bạn thu thập được để cáo buộc chồng như họ tên, số điện thoại của nhân tình; địa chỉ và thời gian họ gặp gỡ nhau… Sau đó, hãy hỏi chồng đơn giản như: “Sao anh làm như thế?”, “Chuyện này bắt đầu từ khi nào?”, “Anh có tình cảm gì với cô ta” và “Anh định thế nào giữa vợ và bồ bây giờ?”…
Hãy nghe chồng nói thật cẩn thận, từ đó, bạn sẽ biết phải hành động thế nào cho đúng.
Bạn chớ vội kết tội chồng khi chưa có bằng chứng. Điều này chỉ gây tranh cãi không cần thiết. Bởi vì, chắc chắn, anh ấy sẽ cãi quanh co. Bạn hãy nắm lấy một bằng chứng, dù là bằng chứng nhỏ để “kẻ phản bội” hết đường chối.
5. Lãng phí thời gian và công sức đánh ghen
Một trong nhưng cách ứng xử nhiều người vợ ưa dùng là gặp “tình địch” để “dằn mặt”. Tâm lý này là tự nhiên nhưng thường phản tác dụng. Nếu tò mò về “kẻ cướp chồng mình”, bạn hãy hỏi trực tiếp chồng như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ… của cô ta. Đừng quá ám ảnh về những gì xảy ra giữa chồng bạn và người đó. Hãy tập trung vào việc bạn nối lại với chồng thế nào.
Nếu cần thiết, có thể gọi điện hoặc đe dọa “người kia” hãy để cho chồng bạn được yên. Kéo họ hàng đi đánh ghen hay chửi rủa “tình địch” chỉ khiến chồng bạn thương cô ta nhiều hơn.
Theo Ngọc Diệp
Mevabe