Theo những gì bạn miêu tả, nguyên nhân có thể là vì bạn… dị ứng với tinh dịch của chồng. Hiện tượng này tuy không phải quá hiếm, nhưng thường bị nhầm lẫn với các bệnh nấm âm đạo, hoặc bệnh lây lan qua đường tình dục.
Tinh dịch của các Adam có chứa nhiều loại protein, enzyme, khi xuất tinh có thể đưa các chất lạ vào cơ thể phụ nữ. Một số chị em mẫn cảm với các chất này, và gây ra hiện tượng ngứa ngáy, phát ban.
Trước khi nhập cuộc, hay nhắc chàng uống nhiều nước để làm giảm nồng độ tinh dịch.
Tuy nhiên, biện pháp tạm thời là đi “ủng” khi ân ái.
Để đảm bảo chất lượng “yêu” và hạnh phúc gia đình, bạn nên tìm cách xử lý tận gốc vấn đề. Có thể bạn sẽ phải tiêm loại thuốc giải mẫn cảm với thành phần trong “tinh binh”. Chú ý, nên đến các trung tâm y tế lớn, uy tín để khỏi tiền mất tật mang…
Trong những lúc “quá khích”, chồng tôi thường “nghịch” hơi mạnh tay ở khu vực “trái đào tiên”. Việc này có ảnh hưởng gì không?
Sự nồng nhiệt của chàng sẽ không gây ra “sự cố” to tát nào cả, nếu như bạn không cảm thấy quá đau đớn. Chỉ có điều, làn da ở khu vực “núi đôi” bao giờ cũng rất mỏng và nhạy cảm. Vì thế, sự “quá khích” của anh ấy có thể khiến da bạn bị tổn thương nhẹ.
Nếu chẳng may bị trầy xước, hãy chú ý lau rửa, bôi thuốc, vệ sinh áo chíp sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
Sau khi “lên đỉnh”, tôi vẫn thường “khoản đãi” chàng bằng oral sex. Những lúc ấy, chồng tôi cứ cười ngất, có khi bảo tôi dừng lại vì… buồn cười quá. Có phải, cách oral của tôi sai kỹ thuật?
Đó là chuyện bình thường mà, bạn chẳng phải băn khoăn gì đâu. Chiếc “đèn dầu” của Adam vốn tập trung nhiều dầu dây thần kinh nên vô cùng nhạy cảm với các kích thích. Một số anh chàng sau khi “lên mây” vẫn muốn được “yêu” tiếp bằng oral. Thế nhưng, cũng có người từ chối thẳng thừng vì “chỗ đó” quá … “vui tính”.
Tôi nghĩ, sau mỗi lần “tàn tiệc”, bạn nên hỏi ý chàng, xem có muốn “thưởng” thêm không. Chuyện chàng cười ngất không có nghĩa là chàng không muốn, hoặc bạn làm sai kỹ thuật đâu. Chúc bạn luôn hạnh phúc!
Thức ăn ảnh hưởng tới mùi vị của tinh dịch. Vậy, mùi “nguyệt san” của phụ nữ có tương tự như thế không?
Đúng là thực phẩm ăn hàng ngày có sức chi phối tới mùi vị của tinh dịch. Thế nhưng, tới nay, chưa ai dám nói chắc về điều tương tự xảy ra với “sản phẩm nguyệt san” cả.
Theo truyền miệng, một số loại thực phẩm như: hành, tỏi, măng tây sẽ khiến thêm nặng mùi. Ngược lại, các loại trái cây chua chua, ngọt ngọt như dứa hay cam lại có tác dụng tích cực. Tuy nhiên, thực tế, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh được điều này.
Tôi đang mang thai ở tháng thứ hai. Nghe nói, phụ nữ khi có thai thì sẽ không có “đèn đỏ”. Thế nhưng, hôm trước, tôi lại thấy xuất hiện một vài chấm đỏ, rất ít giống như ngày “bị” cuối. Chuyên đó chỉ xảy ra trong đúng một ngày. Liệu tôi có nên lo lắng?
Thực ra, hiện tượng như bạn vừa kể là khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhưng không được gọi là kinh nguyệt. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ thường bị “nhấp nháy đèn đỏ”, giống như kinh nguyệt nhẹ, do trứng đã thụ tinh gắn vào thành tử cung. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 1-2 ngày.
Tuy nhiên, dù nói thế nào, việc tới bệnh viện kiểm tra không bao giờ là thừa. Bởi lẽ, viêm nhiễm âm đạo cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn chảy máu.
Theo Tạp chí Lửa Ấm