Món ăn giúp điều hòa ngày "đèn đỏ"

havan |

Ngoài việc điều chỉnh bằng thuốc, ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng "đèn đỏ" phập phù.

Cháo ích mẫu: ích mẫu 120g, gạotẻ thơm 50g, nước, đường đủ dùng. Rửa sạch ích mẫu, cắt khúc cho vào nồi, đun chừng 30 phút, gạn lấy nước, bỏ bã.

Cho gạo tẻ thơm đã vo sạch vào hầm cùng với nước ích mẫu thành cháo. Khi cháo chín, cho đường vào, đun sôi là dùng được. Nên ăn lúc đói và vào sáng sớm, ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày một lần.

Công dụng của cháo: Hoạt huyết, cầm máu, điều kinh. Chữa chứng kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh đen, có cục.

Cháo câu kỷ tử: Câu kỷ tử 20g, gạo tẻ thơm 100g, nước vừa đủ. Câu kỷ tử rửa sạch, gạo tẻ thơm vo kỹ. Cho 2 thứ trên vào nồi, đổ nước nấu thành cháo. Ăn lúc đói, ăn liên tục trong 7 ngày.

Công dụng: Bổ thận, dưỡng huyết, điều kinh. Những người kinh nguyệt ra ít, máu kinh đen, mỏi lưng khi có kinh dùng là tốt nhất.

Canh long nhãn, trứng gà: Long nhãn khô 30g, trứng gà ta tươi 2 quả, nước đủ dùng. Long nhãn đun chừng 30 phút, sau đó đập trứng gà vào, đun sôi là được.

Khi dùng, ăn cả cái và nước, ăn liên tục trong 7 ngày.

Công dụng của món canh: Điều kinh, bổ máu. Chữa chứng hành kinh muộn, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt do khí huyết hư.

Canh mộc nhĩ, táo tầu, gà mái: Mộc nhĩ 30g, táo tầu 10-15 quả, thịt nạc gà mái 500g, nước, gia vị, dầu (mỡ) đủ dùng. Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ; mộc nhĩ ngâm cho nở, rửa sạch, thái chỉ.

Cho 2 thứ trên đảo qua hành mỡ rồi tra nước xâm sấp, thả táo tầu vào. Đun đến khi thịt gà chín là dùng được. Khi dùng, ăn cả cái và nước, ăn trong 5 ngày liên tục.

Công dụng: Dưỡng huyết điều kinh. Những người bị chứng kinh nguyệt ít, tắc kinh nên dùng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại