Nhanh nhất: Vodka
Rượu không hóa giải được mọi vấn đề nhưng trong trường hợp này, một chút rượu mạnh có thể có lợi. Tạp chí Prevention gợi ý nên lau chân với miếng vải thấm rượu vodka. Rượu là một chất khử trùng, làm mát và khô bàn chân sau khi bốc hơi. Cách này nhanh chóng và hiệu quả, trong khi bạn không cần phải dọn dẹp sau khi bày ra chậu nước.
Khá phức tạp: Nước trà
Cũng giống như giấm, tannin trong trà giúp giảm đổ mồ hôi, từ đó giảm mùi hôi. Đáng chú ý, “tác dụng phụ” là làm khô da ở nước trà không mạnh như dùng nước giấm nên an toàn hơn, có thể sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, ngâm chân trong nước trà loãng mùi vị cũng dễ chịu và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, trà có thể làm cho nước da ngả màu nên cần rửa sạch lại bằng xà phòng.
Không lý tưởng lắm: Nước giấm
Cách này khuyên bạn nên ngâm chân 20 phút trong chậu nước hai phần nước, một phần giấm. Đây là phương pháp chữa nấm và mùi hôi chân. Riêng Tạp chí Woman’s Day có gợi ý đặc biệt là dùng giấm táo theo lời chuyên gia da liễu ở New York. Hiệu quả của việc dùng nước giấm là chắc chắn nhưng có thể khiến bàn chân toàn bốc mùi giấm, hơn nữa, với người làn da nhạy cảm sẽ bị khô và kích ứng da.
Thoái mái hơn cả: Nước muối ấm
Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng có lẽ nhiều người không để ý đến. Trong tiềm thức, nhiều người nhận ra đi dạo trên bãi biển sẽ khiến bạn cảm thấy rất dễ chịu, thư giãn, kể cả đôi chân trần trải qua một quãng đường dài. Nếu được ngâm nước muối ấm, đôi chân sẽ trở nên thơm tho và tinh khiết hơn bao giờ hết.
Phòng ngừa: Tinh bột ngô
Mẹo này là rắc bột ngô vào giày để chống mùi và hút ẩm. Những hạt tinh bột chắc mịn sẽ khiến chân khô hơn, thoải mái hơn và “mùi” khi đó chắc sẽ đỡ hơn.
Theo Yến Chi
An Ninh Thủ Đô/Care 2