Dưới đây là những thay đổi phổ biến của ‘núi đôi’ khi bầu bí:
Đau ngực
Khi mang thai ba tháng đầu, bạn sẽ không muốn bất cứ vật gì động chạm đến vòng một của mình bởi nó quá đau. Đây là hiện tượng phổ biến củabphụ nữ mang thai.
Thông thường, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu thai kỳ. Để đối phó với triệu chứng khó chụi, bạn nên mua những chiếc áo ngực dành riêng cho bà bầu, và tránh mặc áo quá chật hoặc bó sát.
Khi mang thai, ‘nhũ hoa’ của bạn sẽ có một số thay đổi như to hơn, màu sẫm hơn. (ảnh minh họa)
‘Nhũ hoa’ sẫm màu hơn
Khi mang thai, ‘nhũ hoa’ của bạn sẽ có một số thay đổi như to hơn, màu sẫm hơn. Bạn cũng có thể chú ý thấy có những nốt mụn trắng xuất hiện trên quầng vú.
Lớn hơn bình thường
Hầu hết vòng một của phụ nữ mang bầu đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy vậy không phải 100% thai phụ đều tăng kích thước vòng 1. Nếu ngực của bạn không tăng kích cỡ, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa sau khi sinh con của bạn.
Rạn da
Bạn thường nghe hiện tượng rạn da phổ biến ở bụng và mông khi mang thai nhưng thật buồn là có không hiếm chị em rạn da ngay cả vòng một. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên dùng các loại kem dưỡng trị rạn da, ăn các loại hoa quả giàu vitamin C. Các vết rạn này sẽ mất dần theo thời gian.
Rò rỉ sữa non
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở tháng cuối giai đoạnmang bầuthứ hai. Những giọt sữa này có thể chưa có màu trắng như sữa thông thường mà có màu vàng nhẹ. Đây được gọi là sữa non – rất giàu protein chuẩn bị sẵn sàng cho em bé ra đời. Triệu chứng này là một dấu hiệu tích cực trong thời gian mang thai và bạn nên hạn chế bằng cách dùng miếng lót sữa.
Nên vệ sinh núi đôi và nhũ hoa hàng ngày. (ảnh minh họa)
Mẹo chăm sóc ‘núi đôi’ khi mang bầu:
- Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ hay làm tổn thương mô ở ngực.
- Hàng ngày nên lau rửa núi đôi và nhũ hoa ít nhất một lần. Nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau rửa. Không nên dùng xà phòng, vì chất tẩy trong xà phòng có thể làm núm vú bị nứt nẻ.
- Cùng với lau rửa, nên massage núi đôi bằng tay. Nâng hai bầu núi đôi xoa, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Trường hợp núi đôi cương, đau, núm vú cứng, trước khi xoa bóp nên áp khăn nóng vào mỗi bên. Thời gian xoa bóp mỗi lần khoảng 5 phút.
- Đối với phụ nữ có núm vú ngắn, thậm chí bị thụt sâu vào trong thì cùng với việc xoa bóp toàn bộ vú, cần xoa nắn đầu núm vú, day, ấn cho núm vú lồi lên.
- Khi gần đến tháng đẻ, việc chăm sóc núi đôi như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
Theo Eva.vn