Lão hóa cũng là nguyên nhân gây sa tử cung

havan |

Triệu chứng sa tử cung thường xảy ra ở những chị em đã sinh nở nhiều lần.

Thông thường tử cung được giữ ổn định bởi các dây chằng, cơ và các mô. Tuy nhiên, người phụ nữ hoàn toàn có thể gặp phải triệu chứng sa tử cung nếu các cơ bắp ở khu vực này bị suy yếu đi. Đây có thể là hậu quả của quá trình chuyển dạ và sinh con.

Ngoài ra, sa tử cung cũng có thể là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên do lượng estrogen ở người phụ nữ giảm đi hoặc ống âm đạo bị tụt xuống.

Sa tử cung là trường hợp tử cung và một phần của thành âm hộ trồi ra ngoài âm đạo. Sa tử cung có 3 độ:

Độ 1 (nhẹ): Tử cung sa xuống thập thò âm đạo.

Độ 2 (vừa): Tử cung sa xuống lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo.

Độ 3 (nặng): Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Khi tử cung bị sa ra ngoài, thành âm đạo và một phần bàng quang, có khi cả trực tràng cũng sa theo.

Các triệu chứng của sa tử cung

Có một số triệu chứng mà chị em có thể căn cứ vào đó để nhận ra mình bị sa tử cung. Có người có cảm giác như bị đầy ở vùng xương chậu giống như thể có một áp lực nào đó đẩy xuống. Một số phụ nữ nói rằng cảm giác này giống như đang ngồi trên một quả bóng.

Các triệu chứng khác có thể dễ nhận thấy là: đau bụng dưới, sau khi giao hợp có cảm giác như vừa có cái gì đó trôi ra khỏi âm đạo, khó khăn trong việc đi lại và khó đi tiêu, đi tiểu.

Lão hóa cũng là nguyên nhân gây sa tử cung 1

Nếu đã bị sa tử cung thì cần điều trị cho bệnh chấm dứt hẳn mới nên có thai trở lại. Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung

Trong một số trường hợp, người phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh nở nhiều lần dẫn đến sa tử cung. Nếu triệu chứng sa tử cung xuất phát từ nguyên nhân này thì chị em cũng khó đoán trước. Nhưng chị em có thể phòng tránh bằng cách tập các bài tập giúp tăng cường cơ âm đạo để giữ tử cung đúng ở vị trí của nó.

Yếu tố tuổi táccũng cóthể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi có tuổi, các cơ vùng chậu có thể bị suy yếu đi một cách tự nhiên, dẫn đến khả năng giữ tử cung kém hơn. Nếu bạn bị bệnh nào đó gây ra áp lực trong ổ bụng, thì nguy cơ bị sa tử cung cũng cao hơn.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng sa tử cung, bao gồm căng thẳng, ho mãn tính, chất lỏng tích tụ ở vùng bụng hoặc các khối u vùng chậu, béo phì...

Người phụ nữ trải qua cuộc phẫu thuật lớn liên quan đến tử cung cũng có thể làm giảm sự trợ giúp tử cung từ bên ngoài, về lâu dài dễ dẫn đến sa tử cung.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn trải qua những cảm giác như thấy cổ tử cung gần âm đạo, cảm tưởng như một cái gì đó đi ra khỏi âm đạo hay cảm giác có áp lực trong ống âm đạo, đi tiểu nhỏ giọt hoặc đau bụng quằn quại... thì bạn nên đi gặp bác sĩ sớm, vì rất có thể đó là những triệu chứng ban đầu của sa tử cung.

Ngoài ra, bạn cũng đừng chần chừ đi khám nếu thấy có biểu hiện khác như đau lưng trong khi đi bộ, đau khi đi tiêu và đi tiểu.

Người bị sa tử cung thường gặp khó khăn trong việc giao hợ vì tử cung và âm đạo đều ở tình trạng bất thường, do đó nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu đã bị sa tử cung thì cần điều trị cho bệnh chấm dứt hẳn mới nên có thai trở lại.

Theo Afamily/TTVN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại