Dáng người của em cũng hơi gày nhỏ nhưng không có bệnh tật gì nghiêm trọng. Em rất mong có con nhưng cũng lại sợ bị sẩy thai lần nữa. Vậy em cần phải chuẩn bị như thế nào mới có thể giữ được con?
Trịnh Thu Nguyệt (Gia Lâm, Hà Nội)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩy thai chứ không chỉ vì người mẹ yếu hay vận động, va chạm mạnh. Như do nhiễm sắc thể của thai, một số bất thường do dị dạng tử cung, tử cung có vách ngăn hay u xơ tử cung, dính lòng tử cung vì nạo thai, bất đồng nhóm máu mẹ con...
Tâm trạng vui vẻ mới giúp người phụ nữ sinh được đứa con khỏe mạnh
Nếu sức khỏe của người mẹ yếu bị một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp cũng sẽ gây ra các biến chứng sẩy thai, do một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, tử cung bị nhiễm khuẩn nên thai không làm tổ được. Các yếu tố “bên ngòai” như rượu bia, thuốc lá, hóa trị, tia xạ, môi trường làm việc độc hại… đều ảnh hưởng đến sự an tòan của thai nhi.
Em bị sẩy thai liên tiếp 4 lần/6 năm thì cần phải đi khám để biết được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, không rõ nguyên nhân sẩy thai lại chiếm đến 50-60% các ca sẩy thai. Vì thế, việc trước mắt, em nên tăng cường bồi bổ sức khỏe, tập thể dục. Cả hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe tòan diện, để được tư vấn đúng triệu chứng.
Nếu là bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cả hai vợ chồng cùng điều trị mới khỏi hẳn. Sau 6 tháng sẩy thai mới nên có thai lại. Nếu em có thai cũng phải kịp thời đi khám để bác sĩ theo dõi và chỉ định uống các thuốc cần thiết cho thai nhi và mẹ khỏe mạnh.
Nếu em làm việc trong môi trường độc hại, lao động nặng thì nên nghỉ việc một thời gian, tránh xa rượu và thuốc lá. Điều quan trọng nhất của các bà mẹ là giữ cho mình sự lạc quan, vui vẻ. Nếu em quá căng thẳng về việc mang thai, lo sẩy thai thì cũng gây ức chế, khiến cho việc mang thai, giữ thai càng khó khăn hơn.
Theo Dân Việt