Lý do hàng đầu khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ là sự không đồng thuận được về vấn đề tài chính giữa hai vợ chồng. Nguyên nhân là do các cặp đôi chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề này và hòa hợp nó trước khi kết hôn.
1.Về vấn đề tiền bạc
Sau khi kết hôn, một số cặp vợ chồng lựa chọn cách hợp nhất các khoản tiền kiếm được để cùng chi trả chi phí, đầu tư và tiết kiệm. Một số khác lại không mong muốn “kết hôn” về mặt tài chính nên vẫn giữ những khoản thu nhập riêng và tự chi trả chi phí của cá nhân mình. Có một trường phái khác ở giữa, tức là hai vợ chồng vẫn có những khoản thu nhập gộp chung để chi trả những chi phí riêng của gia đình như chi phí ăn ở, nuôi con… song vẫn giữ những tài khoản riêng để chi tiêu riêng cho mục đích của mình.
Lựa chọn phương thức nào trong 3 cách trên không quan trọng bởi cách nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là phải thống nhất được quan điểm trước thời điểm kết hôn, để sau hôn nhân, những khúc mắc về tiền bac sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống của hai vợ chồng
2.Mục tiêu tiết kiệm
Khi kết hôn với một người, đồng nghĩa với việc bạn cần phải chia sẻ với người đó nhiều điều trong cuộc sống, bao gồm cả cách tiêu và giữ tiền như thế nào. Những ông chồng thường có mong muốn tiết kiệm cho những mục tiêu lớn như lập doanh nghiệp, mua nhà riêng, nhưng người vợ có khi chỉ muốn tiết kiệm để được hưởng những kỳ nghỉ mát xa xỉ. Trong những trường hợp này, đừng vội kết luận người bạn đời mình quá hoang phí hoặc ngược lại , người kia cho rằng vợ hoặc chồng mình ki bo, không biết tận hưởng cuộc sống. Tốt nhất hãy chia sẻ quan điểm và thống nhất mục tiêu hành động trước khi kết hôn.
3.Các khoản nợ
Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy bị phản bội khi một bên không tiết lộ khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn của họ. Một số thậm chí còn cho rằng họ đã không kết hôn nếu biết về các khoản nợ đó của vợ hoặc chồng.
Đừng để mọi thứ trở nên gượng ép. Hãy thành thật với người sắp chia sẻ cuộc sống dài lâu với bạn những vấn đề về nợ nần trước hôn nhân để hai bạn có sự lựa chọn đúng đắn, và cùng nhau vượt qua nếu có thể.
4.Bảo hiểm
Vấn đề bảo hiểm thường bị bỏ qua trong các cuộc trao đổi giữa các cặp vợ chông. Nhưng những phát sinh trong việc lựa chọn loại hình bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, đặc biệt là người thụ hưởng trong chính sách bảo hiểm cũng có thể là nguyên nhân gây ra xung đột giữa các cặp vợ chồng. Vì vậy, tốt nhất là phòng ngừa những nguy cơ này bằng các cuộc trao đổi trước khi lễ cưới được cử hành.
5.Con cái
Quan điểm về con cái là điều tối quan trọng các cặp đôi cần bàn tới trước khi kết hôn.Ngoài vần đề mang tính gia đình, kế hoạch tài chính cho con cái cần được dự trù cẩn thận bởi một đứa trẻ ra đời mang theo niềm vui khôn xiết cho cha mẹ nhưng cũng là gánh nặng thường nhật để làm sao cha mẹ lo được cho con cái đầy đủ nhất.
6.Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn có thể làm việc 60 giờ một tuần hoặc hơn nhưng không thể chấp nhận vợ hoặc người chồng của mình đi làm về muộn. Ai cũng có mục tiêu nghề nghiệm riêng, do đó, các cặp đôi cần bàn bạc cụ thể để những thói quen và công việc không làm ảnh hưởng tới cuộc sống.
7.Chi phí cho cuộc sống
Ở rất nhiều gia đình diễn ra hiện tượng khi người thu tiền điện hoặc một dịch vụ nào đến thì cả vợ hoặc chồng đều đùn đẩy trách nhiệm thanh toán. Sau khi đã trả hóa đơn thì họ sẽ cằn nhằn về chi phí tăng cao. …
Để giải quyết tình hình này, bạn cần xử lý tốt Vấn đề tiền bạc và thống nhất về các sở thích và lựa chọn trong sinh hoạt, bởi rất có thể, người bạn đời của bạn yêu thích dùng những dịch vụ hỗ trợ tốn tiền như vệ sinh nhà cửa, truyền hình cáp chọn lọc….
8.Tiết kiệm
Ước mong của bạn là tiêt kiệm tiền cho mục đích gì? Để vui chơi giải trí, cho cuộc sống thoải mái khi về già, để sắm những ngôi nhà thật đẹp hay dành tiền cho tương lai của con cái? Đây không là những sự việc bạn phải xử lý ngay nhưng rất cần chia sẻ để thực sự hiểu và thống nhất giữa vợ và chồng.
Đừng ngần ngại thảo luận những vấn đề trên với người yêu của mình, bởi sự hiểu nhau là cần thiết cho những người mong muốn tiến đến hôn nhân. Khi đã thống nhất những vấn đề này, chắc chắn cuộc hôn nhân của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều và hạn chế những xung đột có thể diễn ra.
Theo Ánh Tuyết - NDHMoney