Nàng là Hạ Cơ, con gái của quốc vương Hạ Lan nước Trịnh (Trịnh Mục Công), thời Xuân Thu (772 TCN-480TCN). Hạ Cơ có vẻ đẹp tự nhiên, quyến rũ tới nỗi được người đời mệnh danh là "Nữ thần tình dục". Cuộc đời nàng cũng đã trải qua không ít thăng trầm, sóng gió.
Tương truyền, từ khi còn là một thiếu nữ, Hạ Cơ đã học được thuật "hấp tinh đạo pháp" và "thái âm bổ dương", không chỉ khiến đàn ông chết mê chết mệt trên giường mà còn có cách giữ lại nhan sắc để khiến mình luôn trẻ đẹp. Tất nhiên truyền thuyết này cũng chưa đủ độ tin cậy nhưng vì để tìm một lý do hợp lý cho cái chết của những người đàn ông đã từng "ân ái" với Hạ Cơ, các nhà viết sử cũng đã thêu dệt nên câu chuyện này. Tuy nhiên, cho dù thế nào đi chăng nữa, nhan sắc và sức hấp dẫn của Hạ Cơ chắc chắn sẽ khiến bất cứ đấng mày râu phải rung động.
Người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời Hạ Cơ là người anh trai cùng cha khác mẹ với nàng -Tử Man. Những ngày tháng tươi đẹp của họ không kéo dài được bao lâu thì Tử Man qua đời. Hạ Cơ xinh đẹp, yêu kiều lại nhanh chóng trở thành mục tiêu săn đuổi, tranh cướp của các đại thần trong triều. Không còn cách nào khác, Trịnh Mục Công đành phải gả Hạ Cơ cho đại thần nước Trần-Hạ Ngữ Thúc.
Hạ Ngữ Thúc vốn là hậu duệ của quốc vương nước Trần, được phong làm Tư mã (tương đương với chức Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương bây giờ), được phong đất ở Châu Lâm. Từ khi nhìn thấy vẻ đẹp mong manh như sương mai của Hạ Cơ, Hạ Ngữ Thúc không muốn rời chân khỏi Châu Lâm nửa bước. Hạ Cơ sinh được một người con trai đặt tên là Hạ Thư Chinh, còn gọi là Hạ Nam.
Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của Hạ Cơ và Hạ Ngữ Thúc cũng chẳng được bao lâu thì Hạ Ngữ Thúc cũng qua đời.
Ngữ Thúc chết, không cam chịu những tháng ngày góa bụa dài đằng đẵng trước mắt, Hạ Cơ tiếp tục qua lại với người bạn cũ trước kia của Ngữ Thúc là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ. Cả hai người đều là đại phu của nước Trần và có địa vị cao trong triều đình, vì thế những cuộc truy hoan của Hạ Cơ với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ phần nào cũng có tác dụng đem lại cuộc sống bình yên cho mẹ con Hạ Cơ.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoáng chốc Hạ Nam đã lên 10 tuổi, Hạ Cơ không muốn con trai bị ảnh hưởng bởi cuộc sống lệ thuộc của mình nên đã đưa Hạ Nam về nước Trịnh để học. Nước Trịnh khi đó thuộc khu vực Hà Nam (Trung Quốc), thường xuyên bị các nước Tấn, Sở, Tề uy hiếp nhưng so về kinh tế, chính trị, quân sự thì nước Trịnh cũng không thua kém nước nào.
Trong suốt một thời gian dài, cuộc tình tay ba công khai giữa Hạ Cơ, Khổng Ninh và Nghi Hành Phủ vẫn chưa có hồi kết thúc. Cho tới khi Khổng Ninh tức giận vì Hạ Cơ tặng cho Nghi Hành Phủ một chiếc "bích la nhu" (áo lót bằng lụa màu xanh) mà chỉ tặng cho mình một chiếc "cẩm dương" (quần lót bằng gấm). Khổng Ninh đem chuyện này kể cho vua Trần Linh Công nghe, Linh Công thấy thích thú nên cũng nhập cuộc chơi, cuộc tình "tứ long hí nhất phượng" bắt đầu.
Ban đầu, Trần Linh Công không tin Hạ Cơ thiên hoa loạn trụy như lời Khổng Ninh nói nhưng trăm nghe không bằng một thấy, Hạ Cơ không chỉ không không bị thời gian làm tàn phai nhan sắc mà những thăng trầm mà nàng đã phải trải qua khiến nàng càng thêm hấp dẫn trong mắt đàn ông.
Quả nhiên, Trần Linh Công đã bị Hạ Cơ mê hoặc chỉ sau một lần "nếm trải" cảm giác tuyệt vời mà Hạ Cơ đem lại, thậm chí mối quan hệ vua tôi của Trần Linh Công, Khổng Ninh và Nghi Hành Phủ càng trở nên gắn kết nhờ Hạ Cơ. Sau mỗi lần bãi triều, cả ba lại đem nội y mà Hạ Cơ tặng ra so sánh, "đàm đạo".
Trong triều có quan đại thần Tiết Giả là bầy tôi trung thành, chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt trên bèn can vua và chỉ trích Khổng Ninh và Nghi Hành Phủ . Tuy nhiên, Trần Công Linh không những không nghe theo mà còn âm mưu với hai "đồng minh" của mình để tiêu diệt Tiết Giả. Tiết Giả chết, không ai dám can ngăn nữa, ba người đàn ông lại thả sức chơi trò đuổi bắt với Hạ Cơ.
Cuộc tình "tứ long hí nhất phượng" tiếp tục kéo dài như vậy trong suốt vài năm trời, vị trí của Hạ Cơ tại nước Trần càng ngày càng ổn định, cuộc sống được đảm bảo như trước khi chồng nàng qua đời.
Con trai Hạ Cơ, Hạ Nam là một người thông minh, dũng cảm, không lâu sau khi từ nước Trịnh trở về nước Trần, Hạ Nam được Trần Công Linh phong làm Tư mã, thay chức mà trước kia Hạ Ngữ Thúc từng nắm giữ. Lấy cớ để bàn bạc chuyện triều chính với Tư mã, Trần Công Linh cứ vài ba ngày lại qua đêm tại Châu Lâm.
Châu Lâm nằm ở vùng biên giới tây bắc nước Trần nên từ cung điện vua Trần tới nơi Hạ Cơ ở khá xa, nhưng Trần, Khổng, Nghi ngày nào cũng thay nhau đi từ kinh thành tới Châu Lâm để được gặp Hạ Cơ, đặc biệt là trong điều kiện giao thông khó khăn như ngày trước mới thấy được sức hấp dẫn của Hạ Cơ lớn tới mức nào.Tính ra, khi đó Hạ Cơ cũng đã ngoài 30, cái tuổi mà người phụ nữ dễ khiến đàn ông chán ngán nhất, vậy mà Hạ Cơ vẫn khiến ba người đàn ông mê mẩn. Cuộc tình "tứ long hí nhất phượng" chỉ chấm dứt cho tới khi bị Hạ Nam bắt gặp cảnh mẹ mình đang "mây mưa" với ba người đàn ông.
(Còn nữa)
Theo Vietnamnet.vn