Mặc dù có những mâu thuẫn trong các nghiên cứu khoa học nhưng tất cả đều thống nhất rằng “áo mưa” thực sự là một vật dụng hữu ích, có khả năng ngăn cản và chống lại sự xâm nhập hiệu quả của các mầm bệnh như: bệnh lậu, nấm chlamydia ở cả nam và nữ.
Tuy nhiên, việc khuyến khích dùng bao cao su ở nhiều nước lại luôn là một đề tài gây tranh cãi, trong đó có Mỹ. Ở một khía cạnh nào đó, việc khuyến khích, tuyên truyền dùng bao cao su chẳng khác gì “vẽ đường cho hươu chạy” mặc dù nó có thể ngăn ngừa được các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc sử dụng “áo mưa” đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh herpes sinh dục và vi rút u nhú.
Giống như bất kỳ công cụ có tác dụng bảo vệ nào, “áo mưa” không mang lại hiệu quả 100% như mong đợi. Vậy nên những thông điệp “chính xác” về chiếc “áo mưa” vẫn đang tiếp tục được xây dựng để làm sao không khiến số đông lảnh tránh hay quá hồ hởi với nó.
Tuy nhiên, vấn đề chính đối với chiếc “áo mưa” nhỏ bé này vẫn là một tỉ lệ đáng kể, đặc biệt là tuổi teen và thanh niên, không sử dụng nó thường xuyên, mặc dù họ hoàn toàn hiểu biết và được tiếp nhận thông tin đầy đủ. Kết quả là 2/3 các bệnh lây lan qua đường tình dục rơi chủ yếu vào lứa tuổi này.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy mặc dù chính phủ có rất nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích sử dụng bao cao su để giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là ở cả những nước đưa chương trình giáo dục “sex an toàn” vào trường học như Canada, Thụy Điển và Thụy Sĩ… nhưng dường như đều không thành công.
Vậy nên, để “áo mưa” thực sự là một công cụ phòng ngừa bệnh hiệu quả, chính những người trong cuộc phải có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ bạn tình của mình.
Theo Thu Trang
Dân trí/Health24