Bạn biết rằng sự tha thứ là liều thuốc tốt nhất để hàn gắn mọi lỗi lầm, giận hờn. Vì vậy bạn phải là người biết tỏ thái độ hối lỗi thành khẩn để“cứu sống” mối quan hệ của bạn sau lỗi lầm. Dưới đây là 7 bước bạn nên làm sau khi đã khiến trái tim người khác tan vỡ:
Đối với người lừa dối
1. Xin lỗi vô điều kiện
Nếu bạn đang cố gắng để hàn gắn một mối quan hệ sau khi bạn làm cho mối quan hệ đó trở nên tồi tệ hơn thì điều quan trọng hàng đầu là bạn phải tỏ thái độ nhẫn nhịn để xin lỗi một cách vô điều kiện, không lý do. Một tiếng "Anh/em xin lỗi" mà đi kèm với từ “nhưng” sẽ càng khiến cho đối tác của bạn thêm giận dữ vì rõ ràng chính bản thân bạn cũng không muốn hoàn toàn chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân. Vì vậy để nửa kia của mình có thể bỏ qua cho bạn, bạn nên biết chịu trách nhiệm vì những điều đã gây ra và cam kết sữa chữa những sai lầm đó.
2. Hãy là một cuốn sách mở
Những gì bạn cần nhất bây giờ là phải làm cho người ấy bắt đầu tin tưởng bạn một lần nữa. Bạn hãy chủ động mở hoàn toàn thư từ, email, mạng xã hội… của bạn. Bạn cũng đừng quên trao đổi với người ấy về những người bạn biết, thân quen trong tất cả các hoạt động xã hội của bạn… Tất cả những hành động đó sẽ giúp cô ấy/anh ấy thấy rằng bạn không có điều gì che dấu họ. Sự cởi mở này là một bước quan trọng để hàn gắn mối quan hệ sau khi bạn làm ai đó tổn thương.
3. Không được phản ứng tiêu cực
Bạn hãy nhớ rằng trong trường hợp mình là người phạm lỗi thì bạn đã tạo ra cho nửa kia của mình những vấn đề tồi tệ và nhức nhối. Do đó không đơn giản để bạn có thể nhanh chóng làm lành và sửa chữa mối quan hệ của mình ngay lập tức. Vì vậy, điều bạn nên làm là không được phòng thủ hay phản ứng một cách giận dữ khi đối tác của bạn bắt đầu gào thét về vấn đề đó. Bạn chỉ cần chăm chú lắng nghe và tỏ ra hối lỗi, đừng làm họ thêm tổn thương bằng cách gào thét lại. Sau khi được thỏa mãn cơn giận của mình, một cách tự nhiên, người ấy sẽ lấy lại bình tĩnh và xem xét có nên tha thứ cho bạn hay không.
4. Hãy níu kéo
Khi bạn lừa dối người khác, có nghĩa bạn phải đối mặt với thực tế là người ấy sẽ “giết chết” mối quan hệ của cả hai bằng cách nói lời chia tay. Tình huống lúc này là vô cùng khó khăn cho bạn nếu bạn muốn hòa giải. Bạn hãy tự hỏi bản thân mình nếu bạn cũng rơi vào tình huống tương tự, liệu bạn có thể tin tưởng người ấy thêm một lần nữa. Do đó nếu người ấy phản ứng kịch liệt, bạn hãy cố gắng níu kéo và tìm cách để cô ấy bắt đầu tin tưởng, yêu thương bạn trở lại.
5. Hãy để người kia được nói
Những cơn thịnh nộ, sự thất vọng và sự trả thù là phản ứng bình thường của một trái tim tan vỡ khi bị phản bội. Nói chuyện với một người đang tập trung dồn nén mọi nỗi đau là điều rất khó khăn nhưng bạn phải làm điều đó. Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn được chấp nhận lời xin lỗi, bạn phải luôn sẵn sàng tâm thế “chịu trận” khi nói chuyện với anh ấy/cô ấy bất chấp rằng bạn có thể bị đối xử tệ bạc thế nào. Làm như vậy, bạn sẽ làm cho người ấy nghĩ rằng bạn đã thấu hiểu việc bạn làm tổn thương họ thế nào và bạn đang thật sự hối hận.
Đối với cả hai người
6. Vẽ ranh giới
Trong một cuộc hôn nhân, cũng như với bất kỳ mối quan hệ nào, cả hai người khi gặp vấn đề rắc rối, sau đó thường có một giới hạn rất xa, hơn nữa bản thân người bị phản bội không thể chịu đựng mà không gặp khó khăn về thể chất hoặc tinh thần. Do đó, điều quan trọng là cả hai bạn phải vẽ ra ranh giới rõ ràng để tránh đi quá giới hạn làm cho vấn đề trở nên rắc rối và nghiêm trọng không thể cứu vãn được, như thế bản thân mỗi người cũng tự hiểu được sự mong đợi của mỗi người là mỗi khác.
7. Làm việc cùng nhau
Trong quá trình đi đến hòa giải, việc bạn nên làm là hãy tham gia (tạo ra) các hoạt động thu hút được sự quan tâm của cả hai bạn, để hai người lại có thể tiếp tục chia sẻ với nhau về tất cả mọi điều. Làm như vậy sẽ khiến hai bạn quên đi việc mình đang cãi nhau. Dành nhiều thời gian để chia sẻ với nhau sẽ giúp bạn thoát khỏi những ký ức khó chịu và giúp xây dựng lại những điều tốt đẹp mới cũng như tác động thay đổi tính cách, con người của anh ấy/cô ấy.
Theo aFamily.vn