1.Phân trách nhiệm
Khi bước vào hôn nhân, vợ (chồng) cần có những trách nhiệm cụ thể và thống nhất về trách nhiệm của mỗi bên. Chẳng hạn, nếu vợ nấu cơm thì chồng rửa bát, nếu chồng đổ rác thì vợ thu dọn quần áo… Nhiều cuộc tranh cãi vợ chồng thường bắt nguồn từ việc người vợ phải làm quá nhiều, trong khi người chồng không làm gì cả. Bởi thế, nên cho chồng một danh sách việc nhà cụ thể để anh ấy hoàn thành trong ngày (hoặc trong tuần). Không được dồn mọi việc nội trợ, nhà cửa, con cái… lên vai một người còn lại.
2.Xung khắc tiền bạc
Tiền bạc cũng là vấn đề làm không ít các cặp đôi đau đầu. Không thống nhất được cách tiêu pha, tiết kiệm… sẽ khiến vợ chồng không còn tin tưởng, thậm chí nghi ngờ, giấu giếm lẫn nhau. Nguy hiểm hơn là tâm lý này có thể dẫn tới. Khá nhiều cặp đôi buộc tội lẫn nhau về những hiểu nhầm trong tài khoản chung và cũng vì một trong hai người không biết cách quản lý tiền.
Vì thế, vợ chồng cần trao đổi và thống nhất chuyện tiền nong với nhau ngay từ đầu.
3.Thời gian cho gia đình
Nhiều cặp đôi kết hôn xong lại muốn có thời gian cho chính mình. Chẳng hạn, người chồng thì “thả sức” đi chơi, để mặc vợ xoay sở với con cái, nhà cửa. Hoặc ngược lại, cũng có những người vợ ham chơi mà chưa chu toàn trách nhiệm của mình. Mâu thuẫn cũng có thể nảy sinh khi một người ít có thời gian cho gia đình như mong muốn của nửa kia vì những lý do khác như bận bịu thăng tiến, kiếm tiền…
Hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi mỗi bên phải có trách nhiệm với gia đình nhưng cũng cần có thời gian cho bản thân. Nên thông cảm và tôn trọng nếu người bạn đời muốn có khoảng trời riêng, miễn đó không phải là chuyện xấu.
Theo Mevabe