Xử phạt chủ xe không có giấy tờ gốc: Chưa ngã ngũ, song người dân sẽ được tạo thuận lợi

TS |

Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến vấn đề này và đề xuất hướng xử lý, theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Chiều 3.8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7.2017.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến báo cáo của liên Bộ Công an, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước về việc xử phạt những trường hợp không mang giấy tờ gốc do đã thế chấp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, tại Nghị định 163 có quy định khi thế chấp, bên thế chấp vẫn được quyền nắm giữ giấy tờ của các tài sản này, trong khi Bộ luật dân sự quy định bên nhận thế chấp sẽ có quyền nắm giữ các giấy tờ của các phượng tiện đó nếu các bên có thỏa thuận.

Theo bà Hồng, Ngân hàng Nhà nước nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các ngân hàng thương mại, nếu để bên thế chấp vẫn giữ giấy tờ đó sẽ phát sinh trường hợp bên thế chấp mang tài sản đã thế chấp tại ngân hàng đi mua bán, chuyển nhượng, cầm cố...

Điều này sẽ tạo rủi ro rất lớn cho các ngân hàng thương mại, dẫn đến nợ xấu phát sinh.

Bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ GTVT đề nghị cho phép người điều khiển giao thông sử dụng bản sao có xác nhận của các tổ chức tín dụng. Các ngành liên quan đang tích cực phối hợp để xử lý trường hợp này.

Cũng về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, các ngân hàng thương mại đang thực hiện rất tốt việc khuyến khích người tiêu dùng mua ôtô trả góp.

Nếu bây giờ giao cả tài sản và giấy tờ gốc cho người thế chấp tài sản thì các ngân hàng không thể bảo đảm quản lý được khi phát sinh vấn đề chuyển nhượng.

Theo Bộ trưởng, Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến vấn đề này và đề xuất hướng xử lý, theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại