“Xử đẹp” hành vi con lăn đùng ra gào khóc chỗ đông người hóa ra nên bắt đầu từ bản thân bố mẹ

Hoàng Dung |

Nhiều người nghĩ rằng có thể trấn áp con ăn vạ bằng cách quát to hơn, dọa dẫm hoặc cho ăn đòn... nhưng điều đó chỉ làm cho vấn đề thêm tồi tệ.

Sáng nào cũng vậy, chị Thu Huyền (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng phải đánh vật với việc gọi con dậy, cho ăn sáng và đưa con tới trường mầm non.

Bé Bo (3 tuổi) - con trai chị Huyền luôn tỏ thái độ không hợp tác và đặc biệt là bày trò ăn vạ khiến chị muốn phát khùng lên.

Khoảng một tháng nay, nhiều lần bé Bo vào thang máy hét ầm “Không đi lớp đâu”, sau đó là màn gào khóc ăn vạ.

Có lần đang đi siêu thị với mẹ, chỉ vì không được mua món đồ yêu thích nên bé cũng lăn luôn ra sàn, khóc toáng lên trước sự có mặt của nhiều người khiến chị Thu Huyền rất xấu hổ vì làm ảnh hưởng nơi công cộng.

Có người khuyên chị nên dọa cho con trai một trận hoặc cho ăn đòn để bé bỏ tật ăn vạ nhưng chị nhận thấy đó là cách giáo dục không tích cực với trẻ nhỏ.

Đúng vậy đó, theo trang Moms, cách tốt nhất để hạn chế cơn giận của trẻ là bố mẹ đọc các tín hiệu, hiểu rõ biểu hiện của con để đoán trước những tình huống có thể khiến con bùng nổ.

“Xử đẹp” hành vi con lăn đùng ra gào khóc chỗ đông người hóa ra nên bắt đầu từ bản thân bố mẹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Có những trẻ tính cách mềm mỏng, có trẻ mạnh mẽ “miễn dịch” trước mọi sự nhưng cũng có trẻ hay giận dỗi. Tất cả những nét tính cách này đều ảnh hưởng tới cách trẻ phản ứng trước sự việc. Những đứa trẻ nhạy cảm có tính khí bẩm sinh khiến con dễ phản ứng một cách tiêu cực với các tình huống bên ngoài mà điển hình là khóc lóc không dừng.

Một trong những tình huống khó khăn nhất mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng ngại đối mặt là việc trẻ nhỏ khóc lóc la hét. Đôi lúc cha mẹ cảm thấy bất lực và lo lắng. Thật khó để an ủi một đứa trẻ luôn gào ầm ĩ. Vậy làm thế nào để nói cho trẻ nghe trong lúc đang nổi cơn cuồng loạn như vậy?

Hít thở sâu

Trước khi cố gắng trấn an trẻ, trước hết bạn cần giữ bản thân bình tĩnh bằng cách hít sâu và thở ra từ từ. Cha mẹ cần bình tĩnh, sáng suốt để suy nghĩ tích cực giúp giải quyết cơn khủng hoảng của con. Hãy thể hiện mình là người kiên nhẫn muốn làm cho con cảm thấy thoải mái.

Cha mẹ có thể ôm con, xoa tóc hoặc bất cứ điều gì thường làm giúp trẻ bình tĩnh lại. Điều chỉnh giọng nói với âm lượng đồng đều, đừng cao giọng trước tiếng khóc của trẻ.

Xác thực nỗi lo lắng của trẻ

Thay vì gạt bỏ, phớt lờ nỗi sợ hãi hay lo lắng của con, hãy thừa nhận bằng cách cho con biết bạn đang lắng nghe con nói. Đừng phán xét con mà thay vào đó nên lặp lại những gì con đang nói để con biết con đang được lắng nghe.

Đưa ra giải pháp

Nếu con bạn đang khóc lóc ỉ ôi xin nghỉ ở nhà, không muốn đi học, trừ trường hợp con bị ốm, bạn có thể gợi nhắc cho con một hành động hay điều gì đó thú vị đang chờ con ở trường, ở lớp vào ngày hôm đó. Ví dụ như con không định hoàn thành bức tranh trên tường ở lớp sao, hay bạn thân của con đang chờ con đến chơi cùng đó...

Nếu con đang cảm thấy buồn rầu vì đồ chơi hỏng, bạn có thể đề xuất một hoạt động khác mà chúng yêu thích ví dụ như chơi nhạc cụ nào đó hoặc chơi giải câu đố hay bất cứ trò gì con yêu thích.

“Xử đẹp” hành vi con lăn đùng ra gào khóc chỗ đông người hóa ra nên bắt đầu từ bản thân bố mẹ - Ảnh 2.

Clip hot bé gái "lên lớp" bố: Nhiều người khen vui nhưng có bình luận chỉ thẳng "hay ho gì"

Khuôn mặt trẻ thơ nhưng giọng điệu "lên lớp", cách nói chuyện như một "bà cụ non" của cô bé đang gây ra những tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại