Bản đồ được xem là một trong những tư liệu lịch sử, cho nên việc sưu tập
bản đồ hết sức cần thiết trong công tác nghiên cứu nói chung, trong đó
có những vấn đề liên quan đến chủ quyền. Nó là một bằng chứng quan trọng để các nước bảo vệ quyền lợi và khẳng định phạm vi lãnh thổ dựa trên luật pháp quốc tế.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa, Hoàng Sa từ thế kỷ 17
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17.
Đại Nam Nhất thống toàn đồ năm 1834.
Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Trong bộ quốc sử Đại Nam thực lụccủa triều Nguyễn có ghi chép từ năm 1711 chúa Nguyễn Phúc Chu cho người ra đo độ dài ngắn rộng hẹp bãi cát Trường Sa
Trong Đại Nam nhất thống toàn đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Hoàng Sa, Trường Sa không có tên trên chính bản đồ Trung Quốc
Sáng 25/7, TS Mai Hồng đã trao tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (NXB Thượng Hải 1904), chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc.
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25/7
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do NXB Thượng Hải ấn hành năm 1904, kích thước 115X140cm, được in màu, bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Tiến sĩ Hồng cho biết, ông mua lại bản đồ này từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công ở Phú Xuyên, trong thời gian làm quản lý kho sách Hán Nôm (năm 1977-1978).
Biết chữ Hán, nên sau khi có tấm bản đồ, ông Hồng đã dịch nghĩa lại hàng trăm chữ cổ, cắt nghĩa một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.
Ông cho biết, đây là tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp, điền dã thực hiện.
Trong “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Người Trung Quốc thời đó chỉ nhận đất đai tới cực nam là đảo Hải Nam.
Ít nhất 56 bản đồ phương Tây khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa, Trường Sa
Hiện tại, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng đã sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Đặc biệt là tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838.
Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta).
56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ. Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam.
Từ tất cả những cứ liệu trên, việc Trung Quốc xâm phạm và thành lập các cơ sở hành chính trên các vùng lãnh hải này là hoàn toàn phi pháp, là một hành động tráo trở, vô giá trị.
H. Huyền
(tổng hợp)