Trà chanh "ngoáy" nhanh chỉ là trà hương liệu

vytran |

Khắp các vỉa hè Hà Nội đâu đâu cũng treo biển bán trà chanh.

Đơn giản mà... "bóp"

Trong vai những người đi uống trà chanh, chúng tôi tự chọn 3 chiếc ghế nhựa, 2 chiếc để ngồi và một chiếc để làm bàn cho mình. Anh bạn gọi 2 cốc trà chanh. Chờ khoảng 10 phút chưa thấy cô nhân viên nào đưa nước, tôi ghé vào trong quán định giục, nào ngờ trà chanh mà bấy lâu chúng tôi tưởng trà tươi pha chanh bổ dưỡng lại được biến tấu một cách đơn giản.

Bất kỳ một loại đồ uống nào, kể cả nước sâm, khi dùng nhiều, dùng không đúng liều lượng, dùng không đúng cách thì đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.Một ấm trà mạn pha loãng (cho rẻ) kèm một ấm trà chanh (khoảng 3 gói), vài lát chanh, một chút đường. Chỉ bấy nhiêu thôi mà cũng san ra được vài chục cốc trà, mỗi cốc 10.000đ. Điều đáng nói là những chiếc cốc của khách cũ chẳng cần phải tráng, rửa lại, những cục đá tưởng là đá sạch lại lấy ra từ tảng đá lớn để ướp thực phẩm, màu ố, vẩn đục trên từng cục đá vẫn còn, nhưng bị màu vàng của trà che mất.

Thứ đồ uống này đang được giới trẻ dùng nhiều vì nghĩ rằng, uống trà tươi với chanh rất tốt cho sức khoẻ, chống được oxy hóa do ô nhiễm môi trường gây ra. Tại nhiều tụ điểm bán trà chanh khác như Nhà Hát lớn Hà Nội, đường Trường Chinh, hay cạnh các trường đại học như Đại học Sư phạm, Bách khoa... những quán trà chanh cũng nhan nhản mọc lên và lúc nào cũng đông nghịt khách hàng. Họ uống mọi lúc, đầu giờ sáng, trước khi ăn cơm trưa, hay vừa ăn xong lại tụ tập nhau, mỗi người 1 - 2 cốc...

Trà tươi mới tốt cho sức khoẻ

"Trong trà có chất EGCG có tác dụng chống oxy hóa. Nếu cho chanh hoặc trà chanh thêm, lượng vitamin C sẽ nhiều hơn.

Với người bình thường rất tốt, nó giúp lợi tiểu, nhưng đối với thai phụ khi chất này vào cơ thể sẽ làm giảm hàm lượng axit fonic, ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai".

DS.BS Trần Thị Thu Hiền (bộ môn Dược liệu, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam)

Thực chất trà chanh làm theo công nghệ "ngoáy" nhanh như vậy có tốt không? Trao đổi với phóng viên, KS Vũ Hữu Hào, trưởng phòng Kỹ thuật - KCS, Tổng Công ty chè Việt Nam cho biết, thành phần của trà lipton thường có đường, chất điều chỉnh độ axit (axit xitric E330), muối, tinh chất chè đen (0,5 %), phẩm màu (caramen E150d có chứa SO2), chất điều chỉnh độ axit (trisodium Citrate Dihydrate E331ii), hương chanh tự nhiên, vitamin C (0,2%).

Bất kỳ một loại đồ uống nào, kể cả nước sâm, khi dùng nhiều, dùng không đúng liều lượng, dùng không đúng cách thì đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của con người. Đứng về mặt dinh dưỡng, bồi bổ sức khoẻ thì trà tươi có tác dụng tốt hơn trà hương liệu (trà hương chanh), bởi vì trong trà tươi có sự tổng hợp thực vật tự nhiên hài hòa các chất hơn (tổ hợp polyphenol catesin, flavonoit, cafein, đạm, đường, pectin, tinh dầu thơm, các axit amin, các vitamin..) và có thể có số lượng, khối lượng lớn hơn. Còn trong trà hương liệu chỉ có tinh chất trà 0,5% (rất ít), vitamin C 0,2%, đường, axit citric.Vì vậy, nếu dùng trà thì nên dùng trà tươi, trà xanh sẽ tốt hơn và nên uống ở nhiệt độ thường, không nên cho đá, sẽ gây viêm họng, kéo đờm và giảm tác dụng của trà. Một phần vì chúng ta chưa thể tin tưởng được đá sạch của các cơ sở sản xuất sạch đến đâu.

Trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Uống trà ngay sau khi ăn cơm cũng có hại. Chất tanin của trà tạo ra phản ứng kết tủa với sắt trong thực phẩm. Khi đó, lượng sắt quý giá này coi như bị mất. Cũng không nên uống trà đã để qua đêm vì vi sinh vật sẽ sinh ra những chất có hại cho cơ thể.

Theo Bee.net

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại