“Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” được cho là bức thư họa sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi. Không chỉ là một họa phẩm hoàn mỹ nó còn ẩn chứa trong mình vô vàn những thông điệp của quá khứ.
Mới đây, bàn phục chế cuộn thư họa “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nỗ lực phần nào giải đáp những câu hỏi như “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ” có mối quan hệ thế nào với lịch sử Việt Nam, Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đã có một buổi trình bày và thảo luận về bức họa này vào 10/9 tại Hà Nội.
Một phần của bức thư họa “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”
Bức tranh rõ nét nhất về vua Trần Nhân Tông
“Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” là bức tranh thủy mặc được
họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363 trên giấy xuyến, sau đó
được các danh sĩ đời Minh bồi bút tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Hiện bức
tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc).
Theo Th.S Phạm Văn Tuấn, lịch sử Việt Nam hiện không có được di ảnh của vua Trần Nhân Tông, chỉ còn vài ba bức họa và tượng. Trong “Trúc lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”, hình ảnh Phật Hoàng (vua Trần) hiện lên rõ nét, sinh động với phong thái an nhiên khi đang trên đường xuống núi giáo hóa chúng sinh, chính là con đường từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long.
Bức tranh là sự kết hợp giữa thư pháp và họa phẩm tạo nên một
chỉnh thể nghệ thuật, có tổng chiều dài lên đến 3m. Không gian
rộng lớn với mây, núi, sông xen lẫn cây cỏ dại ven đường. Màu sắc đen
trắng của thủy mặc, giãn cùng các điểm nhấn là con người, những cây tùng
cổ thụ, núi và mây tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ về không gian và thời gian.
Tâm điểm của tranh là hình ảnh đại sĩ Trần Nhân Tông ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Tổng thể lên tới 82 người, nhân vật được vẽ rõ nét từng chi tiết. Nhóm người khiêng kiệu toàn đi chân đất, nhóm phục vụ mặc áo chẽn đến nách, tay cầm gậy trên như lông chim. Nhóm phục vụ nghi trượng tay cầm nghi trượng, áo cụt đến khuỷu tay. Nhóm quan lại phía trước Anh Tông có hai quan võ cầm gươm và năm quan văn: đi giầy nghiêm cẩn, tay chắp tôn kính cùng nhiều đạo sĩ người Ấn Độ đi kèm. Bên cạnh đó ngựa, bò, voi chở kinh được vẽ rõ nét từng chi tiết khác với cách vẽ tượng trưng thường thấy của người Trung Quốc.
Một phần hình ảnh của bức thư họa
Đánh giá về giá trị của bức họa, Th.S Trần Anh Tuấn cho biết: “ Bức
họa là minh chứng cho lịch sử thời Trần, có sự gắn kết chặt chẽ giữa
Phật giáo và Đạo giáo trong hình ảnh tay Nhân Tông lần tràng hạt.
Bức
tranh gắn liền với sự kiện vua Anh Tông ra đón Trần Nhân Tông về truyền
đạo, một sự kiện quan trọng trong lịch sử thời Trần.
Tôi đã đối chiếu nhiều nguồn sách cũng như internet, tất cả các bức tranh tôi thấy đều có nội dung thống nhất, đối chiếu chứng thực. Tranh có ý nghĩa về sự ra đời của Phật giáo, văn hóa Phật giáo cũng như lịch sử cuộc đời Trần Nhân Tông”.
Nhiều nghi vấn về tác giả Theo Th.S Phạm Văn Tuấn, căn cứ vào dấu triện, tác giả của bức thư họa là Trần Giám Như ( 陳鑑如). Theo các tư liệu thời Nguyên và sách thời Thanh xác định rằng ông sống ở Hàng Châu. Mãi đến thời Thanh, mới có một tác phẩm là Hội sự bị khảo do Tây hồ Án sát sứ Vương Dục Hiền soạn thời Thanh cho rằng Giám Như người Hàng Châu, điều này có lẽ không được chính xác.
Th.S Phạm Văn Tuấn
Ngoài ra, các thư tịch đều ghi Giám Như là môn hạ của Triệu Mạnh Phủ
(1254 – 1322), từng nhiều lần vẽ tranh Mạnh Phủ. Tuy nhiên, ông là người
Việt Nam hay người Trung Quốc, hoặc là người An Nam lưu lạc ở phương
Bắc. T.S Nguyễn Nam khảo cứu có tư liệu ghi Trần Giám Như người Lô Giang
(Tức sông Lô của Việt Nam.
Cũng từ cách vẽ, cách nhìn nhân vật trong tranh rất chính xác, tỉ mỉ Th.S Phạm Văn Tuấn đặt ra giả thiết có một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên. Tuy nhiên đây câu hỏi về lai lịch tác giả vẫn còn là nghi vấn chưa giải đáp được.
“Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” xuất hiện vào thời điểm nhà Nguyên suy tàn với hình ảnh vị vua nước Nam anh hùng, bất khuất. Tuy nhiên một số ý kiến tại buổi tọa đàm cho rằng cần thận trọng với những nghi vấn và tư liệu lịch sử được “trả giá” quá cao như vậy.
Những phần hình ảnh khác của bức thư họa: