Thiếu nữ 17 và nước mắt phận gái “hồng nhan”

daquynh |

Mai bảo từ nhỏ mẹ bảo Mai là “hồng nhan” nên cuộc đời sau này lắm gian truân, không ngờ lời mẹ nói lại linh ứng sớm đến thế.

Hà Thị Mai Mai là con út trong một gia đình nông dân ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, từ bé đã được cha mẹ chiều chuộng. Nhà Mai có hàng ha đất trồng chè nên cho thu nhập tương đối ổn định. Mai có anh trai và chị gái, họ đều chăm chỉ làm nương chè cho bố mẹ nên kinh tế cũng dư dật.

Cô bé bỏ học từ năm lớp 8, những ngày còn lại Mai trượt dài trong những trò game online. Vốn tính bưởng bỉnh, Mai không chịu nghe theo lời khuyên của cha mẹ, cô bé thường xuyên bỏ nhà ra đi. Năm mười sáu tuổi, Mai trao thân cho người mình yêu - một chàng trai người Bắc Ninh cô quen qua chat chit.

Những ngày sau đó, cô xuống Hà Nội ở chơi với một người chị - người này thực chất làm nghề dắt gái. Một lần vì hết tiền, xin mãi người khác cũng ngại, cô bé đã tặc lưỡi dấn thân vào cái nghề đầy nhơ nhớp đau khổ này ở tuổi 16.

Hà Thị Mai mơ ước về tương lai…

Khi hay tin Mai đang phải phục hồi nhân phẩm ở Trung tâm số 2, mẹ Mai đã ngất. Bà giận Mai lắm, định rằng sẽ không lên thăm. Nhưng lòng người mẹ không lúc nào yên. Dù Mai có gây ra lỗi lầm thế nào, nó vẫn là con của bà.

Không ngổ ngáo như nhiều đứa trẻ vào đây giáo dục nhân phẩm, Hà Thị Mai được đánh giá là ngoan, chăm chỉ và thật thà nhất trong nhóm. Mai ý thức được hậu quả tệ hại nếu tiếp tục trượt dốc, thế nên khi vào đây, ngoài giờ làm ở xưởng thêu, Mai đăng ký vào lớp tin học.

Còn hơn 1 năm nữa mới hết hạn phục hồi nhân phẩm, nhưng Mai không than thở hay sốt ruột như nhiều cô gái khác. Mai cho rằng, bị bắt đưa vào đây là may mắn, là tốt cho mình, nếu còn ở ngoài chơi bời thì không biết cuộc đời sẽ đi về đâu.

Theo Đời Sống & Pháp Luật

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại