Thanh Hóa: Kỳ bí chuyện cá Ông “chữa bệnh” hiếm con

daquynh |

Xung quanh Phủ thờ cá Ông, có biết bao câu chuyện ly kỳ, mang đậm nét văn hóa của một vùng quê ve biển.

Làm đám tang cho cá Ông

Ngư Lộc hay còn gọi là Diêm Phố là xã ven biển của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cũng là nơi duy nhất đang còn lưu giữ bộ một xương cá Ông khổng lồ có từ hàng trăm năm trước. Qua thời gian, bộ xương vẫn còn nguyên vẹn và mang nhiều câu câu chuyện ly kỳ.

thanh-hoa-ky-bi-chuyen-ca-ong-chua-benh-hiem-con

Ông Nguyễn Văn Vẹn - người trông coi Phủ thờ - kể chuyện về sự tích cá Ông.

Khi hỏi về sự tích cá Ông, không ai sống ở Ngư Lộc mà không biết. Từ những bậc cao niên trong xã cho đến những đứa trẻ đều thuộc nằm lòng những câu chuyện về tính “thiêng” của cá Ông.

Chúng tôi tìm đến Phủ thờ cá Ông và được ông Nguyễn Văn Vẹn (65 tuổi) - người trông coi khu Phủ thờ - dẫn đi một vòng tham quan.

Ông Vẹn kể rằng khi ông lớn lên đã được nghe câu chuyện về con cá Ông này: Ngày xưa sau một trận bão, ngư dân của làng Diêm Phố bị đắm thuyền, người trôi dạt lênh đênh trên biển. Cá Ông thấy vậy liền cõng họ trên lưng mang vào bờ.

Vào được đến bờ thì nước cạn nên cá Ông không ra được nữa đành chết tại vùng đất Cồn Bò ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc. Dân làng thấy vậy bèn mang 100 lá chiếu ra đắp cho cá Ông thì bỗng dưng đất ở bãi biển ùn lên phủ kín quanh thân mình cá tạo thành một tổ đất.

Dân làng thấy điều lạ bèn tổ chức đám tang cho cá Ông. Lúc đó một vị cao niên nhất trong làng đứng ra chống gậy, chít khăn tang làm đại lễ.

thanh-hoa-ky-bi-chuyen-ca-ong-chua-benh-hiem-con

Bộ xương thuộc phần thân của cá Ông có từ hàng trăm năm đang được bảo quản rất kỹ.

Theo tích xưa để lại thì hiện ngôi Phủ thờ cá Ông còn lưu giữ một sắc phong thời nhà Nguyễn vào năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) và năm Khải Định thứ 9 (1924) khẳng định việc tôn thờ cá Ông của người dân Ngư Lộc bấy giờ. Vào năm 1739, một con cá Ông lớn dài gần 20m, cao hơn 2 m, nặng gần 20 tấn chết trôi dạt vào bờ.

Dân làng Diêm Phố phát hiện đầu tiên sau đó đến làng Y Bích (thuộc địa phận xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc) và dân ở Bến Sung (thuộc xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn ngày nay) đều nhìn thấy, họ cho rằng đây là điều may mắn cho làng.

Dân làng đưa thuyền ra cung nghinh “ngài” vào bờ, nhưng vì khối lượng của “ngài” quá lớn nên không thể mai táng theo cách thông thường. Thấy vậy, dân làng về nhà kiếm đủ 100 lá chiếu để che phủ cho “ngài” để ngoài bờ biển.

Đồng thời, làng đứng ra tổ chức làm đám tang cho “ngài” giống như tổ chức đám tang cho một vị cao niên được trọng vọng nhất trong làng. Việc tổ chức đám tang diễn ra trong 3 ngày và được dân làng các nơi kéo đến rất đông.

thanh-hoa-ky-bi-chuyen-ca-ong-chua-benh-hiem-con

thanh-hoa-ky-bi-chuyen-ca-ong-chua-benh-hiem-con

Những khúc xương cá Ông được người dân Ngư Lộc ví như thân cây cổ thụ.

Sau một thời gian thịt cá Ông được nước biển rửa sạch, các vị chức sắc trong làng mới lấy xương cốt còn lại đem rửa thật kỹ bằng rượu, phơi khô gọi là Thượng Ngọc Cốt. Bộ xương của “ngài” được chia làm 3 phần: Bến Sung nhận phần đầu; Y Bích nhận phần đuôi và Diêm Phố nhận phần thân. Sau đó làng đã xây miếu để thờ.

Cá Ông biết “chữa bệnh”

Ông Vẹn cho biết, vào những ngày rằm, mùng một, người dân đến Phủ thờ thắp nhang khấn vái cá Ông, cầu cho thuận buồm xuôi gió, mùa vụ bội thu và gặp sự an lành trên biển.

Cũng theo ông Vẹn thì hiện nay chỉ duy nhất Ngư Lộc còn giữ nguyên vẹn bộ xương cá Ông. Còn phần đầu và phần đuôi cá Ông ở các xã khác hầu như là biến mất vì không có nơi nào bảo quản. T

rước đây, người dân chỉ xây một cái bể bằng bê tông đựng xương của “ngài” rồi đậy các tấm ván lên. Nhưng về sau, dân làng dùng các tấm kính ghép lại tạo thành một khung kính hình chữ nhật dài 10, rộng 1,5m đưa xương cá Ông vào và bịt kín rồi đặt ở chính giữa ngôi Phủ để thờ cho tới ngày nay.

Một điều lạ là người dân nơi đây tin rằng bộ xương cá Ông còn biết “chữa bệnh”. Theo các cụ cao niên trong làng kể thì cá Ông “hiển linh” giúp rất nhiều người. “Ngài” có thể “chữa” được những căn bệnh nan y và đặc biệt là bệnh hiếm muộn con cái.

Ông Trần Văn Hạnh (64 tuổi) ở thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc cho hay: “Cá Ông rất linh thiêng. Ngày trước khi chưa xây tủ kính, dân làng thường kéo nhau lên đền sờ vào xương cá để trừ tà ma, bệnh tật trong người. Có người còn xin 1 mẫu xương nhỏ về nghiền ra để uống cho có con. Thế mà cũng linh nghiệm đấy”.

“Mấy chục năm về trước, trong xã có một đôi vợ chồng không có con, họ đi cầu đi vái khắp nơi để xin có con nhưng không được. Mãi đến khi được các cụ trong xã bảo lên Phủ thờ cá Ông xin là được. Ấy vậy mà sau khi xin 1 mẫu xương về uống vợ chồng họ có con liền”, ông Hạnh cho biết thêm.

thanh-hoa-ky-bi-chuyen-ca-ong-chua-benh-hiem-con

thanh-hoa-ky-bi-chuyen-ca-ong-chua-benh-hiem-con

Hiện nay Phủ thờ cá Ông của làng Diêm Phố vẫn giữ nguyên vẹn sắc phong.

Ông Nguyễn Văn Huấn - Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: “Tục thờ cá Ông ở xã có từ lâu đời. Nó đã trở thành một tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân Ngư Lộc. Sau mỗi chuyến ra biển, tôm cá đầy khoang, họ lại mang đồ lễ cúng ngài.

Phủ thờ cá Ông là một trong 3 nơi thuộc cụm di tích Đình - Chùa - Nghè Diêm Phố. Hiện nay, riêng duy nhất ở xã Ngư Lộc còn giữ lại nguyên vẹn bộ xương cá Ông to và lâu đời nhất”.

Câu chuyện cá Ông “chữa bệnh”, cá Ông “hiển linh” nghe hoang đường nhưng với bà con ngư dân Ngư Lộc đó lại là niềm tin sâu sắc, là tín ngưỡng, là văn hóa...

Khi cuộc sống lênh đênh cùng biển rộng sóng dữ, niềm tin vào sự che chở của một loài cá khổng lồ luôn giúp người khiến cả người đi biển lẫn người ở nhà đều vững lòng hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại