Chỉ hai tháng trở lại đây, sau hàng chục trận động đất lớn nhỏ tại Bắc Trà My (Quảng Nam) khiến người dân địa phương hoang mang lo lắng, liên tiếp các trận động đất khác đã xảy ra tại Nghệ An, Hải Phòng và ngoài khơi vịnh Bắc bộ.
Trong đó, tối 29.9, trên địa bàn H.Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) xảy ra hai trận động đất liên tiếp với các cường độ mạnh lần lượt là 3,3 độ Richter và 3,2 độ Richter.
Lúc 10h18 sáng 3.10, tại Hải Phòng đã xảy ra một trận động đất mạnh 4,4 độ Richter. Theo TS Lê Huy Minh, động đất xảy ra tại trên khu vực địa phận H.Thủy Nguyên (Hải Phòng), gây ra rung động cấp 5 (theo thang MSK-64).
Tại khu vực tâm chấn, nhiều người ở khu vực tâm chấn động đất cảm thấy được đồ vật treo bị đung đưa. Rung chấn lan truyền từ trận động đất đã gây rung lắc tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn TP.Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Tòa nhà DC Hotel, 24 tầng, cao nhất khu vực Hòn Gai, TP Hạ Long, xảy ra rung lắc khá mạnh ở tầng trên cao nhưng không gây đổ vỡ đồ đạc
Hàng chục cán bộ Viện thiết kế quy hoạch và xây dựng Quảng Ninh lao ra ngoài sau rung chấn.
Lo ngại chung cư cũ Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo tiêu chuẩn những công trình nào ở nơi có khả năng xảy ra chấn động cấp 7 theo thang động đất quốc tế MSK thì bắt buộc phải thi công chống động đất. Những vùng rung động trong khoảng cấp 5 - cấp 6 thì tùy tầm quan trọng để quyết định. Hiện nay, các công trình xây dựng ở nước ta đều có thiết kế bảo đảm khả năng chống động đất theo quy định. Lo ngại nhất của Cục khi xảy ra động đất lànhững khu chung cư cũ, đặc biệt là khu chung cư đã xuống cấp và nguy hiểm. |
Ông Lê Huy Minh cho biết, các trận động đất liên tiếp xảy ra tại Quảng Nam, Nghệ An, Hải Phòng và trên vịnh Bắc bộ thời gian gần đây đều là những trận động đất yếu.
Trong đó, động đất tại Bắc Trà My (Quảng Nam) được xác định là động đất kích thích do ảnh hưởng từ việc tích nước của hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Các trận động đất mới xảy ra tại Nghệ An, Hải Phòng và vịnh Bắc bộ đều là động đất kiến tạo, xảy ra trên các đới đứt gãy đang hoạt động.
Lo ngại chung cư cũ
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, theo tiêu chuẩn những công trình nào ở nơi có khả năng xảy ra chấn động cấp 7 theo thang động đất quốc tế MSK thì bắt buộc phải thi công chống động đất.
Những vùng rung động trong khoảng cấp 5 - cấp 6 thì tùy tầm quan trọng để quyết định. Hiện nay, các công trình xây dựng ở nước ta đều có thiết kế bảo đảm khả năng chống động đất theo quy định.
Lo ngại nhất của Cục khi xảy ra động đất là những khu chung cư cũ, đặc biệt là khu chung cư đã xuống cấp và nguy hiểm.
Theo ông Minh, cùng với nhiều trận động đất xảy ra trên tại Cao Bằng, ngoài khơi Phan Thiết và Bà Rịa-Vũng Tàu trước đây, các trận động đất nêu trên cho thấy, các đới đứt gãy trên lãnh thổ Việt Nam đang hoạt động tích cực.
Trên các đới đứt gãy này, thời gian tới sẽ tiếp tục xảy ra các trận động đất khác. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học đang “bó tay” trong việc xác định khi nào thì động đất xảy ra, xảy ra ở đâu và mạnh bao nhiêu độ Ricter.
Có thể xảy ra động đất cấp 8 - cấp 9
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, động đất tại Việt Nam không mạnh so với tại nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở mức trung bình và trung bình yếu.
Tần suất xuất hiện động đất mạnh từ cấp 6 đến cấp 9 là rất thấp. Trong đó, trung bình khoảng 10 năm xảy ra một trận động đất mạnh cấp 7 và 5 năm xảy ra một trận động đất cấp 6.
Hai trận động đất mạnh từ trước đến nay xảy ra trên lãnh thổ nước ta được máy móc ghi nhận được là trận động đất mạnh 6,8 độ Richter xảy ra năm 1935 tại Điện Biên và trận động đất xảy ra năm 1983 cũng tại Tuần Giáo (Điện Biên) mạnh 6,7 độ Richter.
Ngày 19.2.2001, tại vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, xảy ra trận động đất mạnh 5,3 độ Richter, làm nhiều nhà cửa và các công trình xây dựng tại đây bị nứt, tổng thiệt hại ước tính khoảng 30 tỉ đồng.
Gần đây nhất, đêm 28.11.2007, một trận động đất mạnh khoảng 5 độ Richter đã xảy ra tại khu vực ngoài khơi, cách Bà Rịa-Vũng Tàu 100-120 km làm rung chuyển các tòa nhà cao tầng tại một loạt các tỉnh, thành: Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Bình Thuận….
Dựa trên cơ sở những tài liệu động đất từ các nguồn ghi chép trong lịch sử, khảo sát các trận động đất mạnh và cảm thấy được, ghi nhận của mạng lưới trạm quan trắc động đất trong phạm vi cả nước, mối liên hệ giữa tính động đất và điều kiện địa chất - kiến tạo trên lãnh thổ, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu đã tiến hành phân vùng động đất Việt Nam theo thang động đất quốc tế MSK-64.
Theo đó, vùng phát sinh động đất cấp 8 - cấp 9 gồm các vùng Sông Mã, Sơn La và Pu Mây Tun-Sốp Cộp gắn liền với các hệ đứt gãy cùng tên, thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La và Lai Châu.
Vùng động đất cấp 8 gồm 2 loại vùng: vùng phát sinh động đất cấp 8 và các vùng chấn động cấp 8 bị gây ra bởi động đất mạnh hơn ở bên cạnh. Thuộc loại thứ nhất là các vùng Lai Châu - Điện Biên, Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Cả - Rào Nậy và tây biển Đông (từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 19).
Động đất cấp 7 có thể xảy ra dọc theo sông Lô, Hòa Bình, Yên Bái và tại nhiều nơi thuộc khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
Hà Nội nằm trong vùng động đất cấp 7 - cấp 8, TP.HCM nằm trong vùng động đất cấp 6 - cấp 7.
So với Hà Nội, tại TP.HCM, động đất xảy ra ít hơn và yếu hơn. Hiện chưa biết chính xác khi nào động đất xảy ra nhưng tại Hà Nội trong các năm 1278 và 1285 tại đây đã xảy ra những trận động đất có độ mạnh cấp 7 - cấp 8.