Chịu tai tiếng lây sau vụ phụ xe bus tuyến 34 bắt khách quỳ, áp lực công việc căng thẳng, nhiều phụ, lái xe bus ở Hà Nội cho biết sẵn sàng bỏ nghề khi có cơ hội.
Phụ xe N.M.Đ. chạy tuyến bus 06, BKS 30V - 6756, còn rất trẻ và dù tỏ ra thân thiện song vẫn yêu cầu được giấu tên. Vào làm việc tại xí nghiệp xe bus Hà Nội tính đến nay mới được hai năm nhưng anh Đ đã cảm nhận hết được tất cả những nỗi nhọc nhằn và “cái khó” của nghề phụ xe.
Chen chúc trong xe bus vào giờ cao điểm. Ảnh: Hoàng Hà/VnExpress.net
“Công việc của một phụ xe bus áp lực vô cùng, bởi xe thường xuyên trong tình trạng quá tải, ngột ngạt và chen chúc. Trong khi đó, phải nói cách cư xử trên xe bus của nhiều hành khách lại thực sự kém", anh Đ. than phiền.
Sau vụ "scandal" khi một đồng nghiệp bắt khách quỳ, Đ. cho biết “từ đó, nhiều người đã định kiến với phụ xe. Tôi thực sự rất buồn".
"Áp lực đôi khi nó ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến chúng tôi cư xử thiếu lịch thiệp với những hành khách khó tính, hay đòi hỏi. Tuy nhiên, bình thường chúng tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình và tôi không bao giờ quát nạt khách", anh Đ. nói.
Bày tỏ "thường xuyên bị mệt mỏi do công việc", song anh Đ.cũng cho rằng, "mặt thú vị của công việc có "đồng lương không nhiều nhặn gì" này là nhưng "được di động”. Dầu vậy, anh Đ. cũng không có ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại.
Cùng chịu áp lực công việc, anh T., 30 tuổi, phụ xe bus số 27, BKS 29N - 8364 kể:"Tôi thường làm ca sáng nên phải dậy từ lúc 3h để chuẩn bị đi làm. Chúng tôi còn phải chạy xe liên tục và nhiều khi không có thời gian để ăn trưa".
"Làm nghề phụ xe bus có cái hay là được tiếp xúc với nhiều người, va chạm nhiều với cuộc sống. Nhưng tôi không dám nói trước là sẽ gắn bó với nghề này lâu dài. Chúng tôi không phải lúc nào cũng có thể chiều lòng mọi hành khách bởi có nhiều người rất khó tính, vô lý và ý thức kém, không chịu nghe theo lời chỉ dẫn của nhân viên xe bus. Mà nhắc nhở nhiều thì lại bị mang tiếng là cư xử thô lỗ với hành khách”, anh T chia sẻ.
Anh T. cũng cho biết, áp lực mà các phụ xe bus phải chịu vẫn thua tài xế.
Lỡ bước làm... tài xế xe bus
Tài xế tuyến 29, BKS 29N - 8392 Trần Quốc Hùng, 53 tuổi,có thâm niên 9 năm trong nghề bày tỏ: “Thực tế, nghề tài xế xe bus là nghề lắm nhọc nhằn, nhiều sức ép và cả định kiến xã hội.
Nghề "nguy hiểm"
Ông Nguyễn Trọng Thông, Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cho biết: 10 tháng đầu năm đã xử lý, sa thải,chấm dứt hợp đồng lao động với 183 trường hợpcông nhân lái xe, nhân viên phục vụ. Riêng trong tháng 10, đã có 31 trường hợp bị đuổi việc.Tình trạng tắc đường diễn ra “như cơm bữa”, lượng người đi xe bus luôn quá tải, áp lực muộn giờ… khiến tài xế nhiều khi vô cùng căng thẳng. Do đó, đôi khi không thể tránh được một số va chạm với hành khách đi xe.
Trong khi đó, nhiều người lại không thể hiểu hết được những “cái khó” này của chúng tôi. “Tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa”, làm tốt thì chúng tôi chỉ được ghi nhận trong cơ quan, các đồng nghiệp biết với nhau còn nếu chỉ sơ sảy một chút, có vấn đề gì là báo chí làm um lên, dư luận bức xúc ngay. Điều này rõ ràng không công bằng. Muốn chất lượng xe bus tốt lên, không chỉ cần sự cố gắng của nhân viên xe bus mà còn cần thiện chí từ hành khách đi xe bus nữa. Ai cũng cố gắng một chút thì mọi thứ mới tốt lên được”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng hy vọng "văn hóa xe bus" trong thời gian tới sẽ được cải thiện nhờ thiện chí đến từ không chỉ nhân viên xe bus mà còn phải từ phía hành khách đi xe.
Bảy năm trong nghề, ông Trần Văn Thanh, 49 tuổi, tài xế tuyến 25, BKS 29Z – 0228 cho biết: Tài xế xe bus chịu áp lực nặng nề bởi "bao nhiêu sinh mạng của hành khách đều nằm trong tay mình hết". Căng thẳng, áp lực triền miên nhưng theo ông Thanh, "những người có thâm niên trong nghề thường có sức chịu đựng tốt hơn những người mới bước vào nghề. Vì tuổi nghề còn trẻ, đôi khi những nhân viên này có lời nói, thái độ thiếu lịch sự, tế nhị với hành khách".
"Vì thế, những người nóng tính thường đôi co, cãi nhau với khách, thậm chí dẫn đến những chuyện không hay như vụ tổ lái 34 bắt khách quỳ mới cho xuống xe mà báo chí đã đưa. Tuy nhiên, đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, chứ đa phần anh em nhân viên xe bus đều tốt cả”, bác Thanh quả quyết.
Khi được hỏi, nếu được lựa chọn lại con đường nghề nghiệp, cả ông Hùng và ông Thanh đều đồng quan điểm "nếu còn trẻ, sẽ không theo nghề này".
Theo Lê Dung
Báo Đất Việt