Những "ông Tây" tốt bụng ở Việt Nam

daquynh |

Chỉ một hành động nho nhỏ, nhưng những người nước ngoài này lại khiến cho chúng ta phải suy ngẫm...

Chàng Tây bón cơm cho người ăn mày lay động cư dân mạng

Đầu tháng sáu vừa rồi, cộng đồng Facebook đã chia sẻ cho nhau tấm hình ấn tượng về một anh chàng Tây trông khá ngầu với cánh tay xăm trổ loay hoay cầm đũa gắp thức ăn cho một người tàn tật trên phố.

 

Hành động ân cần của anh này đã làm nhiều người phải suy ngẫm, nhất là khi sự vô cảm đang trở thành một căn bệnh của xã hội hiện đại.

Cánh tay xăm trổ trong bức ảnh cũng gây chú ý của người xem. "Qua bức ảnh mới thấy, hình xăm không phản ánh tính cách, giá trị của một con người. Đừng bao giờ để vẻ bề ngoài đánh lừa bạn", một thành viên Facebook nhận xét.

Anh hùng dẹp loạn giữa phố
Tối ngày 2/7, một đoạn clip về vấn nạn giao thông ở Việt Nam được đăng tải lên youtube và lại bắt đầu gây sốt như câu chuyện bình luận giao thông như bóng đá xảy ra cách đây không lâu. Lần này, yếu tố “gây sốt” nằm ở nhân vật đứng ra dẹp loạn: Bác “tây ba lô” đứng chặn những người đi ngược chiều và yêu cầu họ vòng trở lại đúng làn đường.


“Anh Tây” là George Heydlaulff (tên tiếng Việt gọi là Long), một giáo viên ngoại quốc và đã sống ở Việt Nam những 5 năm. Sau nhiều lần “bức xúc không chịu nổi” với ý thức của người tham gia giao thông ở khu vực này, anh đã quyết “ra tay dẹp loạn”.

Người cựu binh già và thói quen nhặt rác mỗi sáng

Mỗi sáng sớm ở chân cầu vượt Ngã Tư Ga (quận 12, TP.HCM), người ta lại thấy một ông Tây thảnh thơi đi lại với chiếc xe cút kít, đôi găng tay thô và... một cây chổi. Edward William Lippett bắt đầu những ngày mới của mình bằng bài tập thể dục đi vòng quanh khu phố nơi nhà ông sống và... lượm rác.

Ed - tên mọi người gọi vắn tắt về Edward, năm nay 65 tuổi, từng làm thư ký bàn giấy cho không quân Mỹ. Ông sang Việt Nam làm việc ở sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất lần đầu tiên vào năm 1964. Hình ảnh Sài Gòn từ đó đọng mãi trong tâm trí ông. Mãi đến năm 2006, ông có cơ hội quay về Việt Nam và quyết định gắn bó với mảnh đất hiền hòa này.

Hình ảnh những chiếc kim tiêm nằm lăn lóc trên hè đường mỗi sáng sớm luôn ám ảnh tâm trí ông. Từ nỗi sợ những cây kim tiêm có thể đâm vào mấy đứa trẻ đi chơi, những người già đi tập thể dục, Ed bắt đầu coi việc mỗi sáng sớm xách cây chổi, đeo khẩu trang và găng tay đi nhặt rác là một nghĩa vụ và cũng là buổi thể dục sáng.

Nhật Ly

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại