Ở Đông Dương, vài chiếc xe kéo được xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội năm 1883 do Ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal đã cho phép đem từ bên Nhật qua.
Gần 15 năm sau Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo này.
Vào năm 1884, một nhà thầu Pháp cho chế tạo khoảng 50 chiếc xe kéo cho cả miền Bắc.
Liền sau đó, một nhân viên thuế vụ từ miền Nam tới đã nghĩ ra thành lập một hãng cho thuê xe kéo.
Chỉ có vài nhân viên Pháp và quan lớn của Hà Nội mới có đủ phương tiện mua riêng một chiếc xe kéo.
Lúc đó chiếc xe kéo được kéo bởi một người “cu-li” và đôi khi được thêm hai người khác đẩy.
Lúc nào cảnh người phu kéo ông chủ ngồi trên xe đi qua cũng gây ra sự hiếu kỳ cho đám đông.
Vào thời đó, tất cả những gì do Tây đem tới đều được dân chúng cho là văn minh.
Chỉ lúc bấy giờ những cô thiếu nữ Hà Nội mới dám xài xe kéo với bánh xe bằng sắt, còn loại tân tiến với bánh xe bằng cao su thì dành riêng cho người Việt lấy Tây.
Ngay cả những xe kéo với bánh cao su cũng chia ra làm hai loại, loại bình thường và loại của nhà hành OMIC.
Hình ảnh về các quan lại, binh lính, chức dịch… thời đại phong kiến dưới triều đại phong kiến qua góc nhìn của các nhiếp ảnh gia người Pháp.
Họ chính là những “người ngựa, ngựa người” như trong một tác phẩm của cố nhà văn Nguyễn Công Hoan từng đau xót ghi lại về thân phận những người phu xe nhọc nhằn.
Những chiếc xe kéo ở Hải Phòng.
Những người phụ nữ ở Đồ Sơn, Hải Phòng với việc đi phu chở thuê cho các bà đầm, me Tây vợ người Pháp.
Họ dùng các thanh đòn bằng tre để khiêng như khiêng kiệu.
Phục vụ các ông tây bà đầm ngắm cảnh ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Những người phụ nữ với nghề phu kiệu ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Giây phút nghỉ ngơi của các nữ phu kiệu.
Theo GDVN