Hình ảnh u hoài ở Lăng Hoàng Cao Khải giữa lòng Hà Nội:
Công trình quan trọng nhất của khu di tích là lăng Hoàng Cao Khải, toàn bộ lăng được xây bằng đá cẩm thạch trắng theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m. Khu lăng mộ này bây giờ đã bị biến thành trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của công an phường Trung Liệt.
Phía trước lăng từng có hai hàng lính chầu bằng đá, mỗi hàng gồm 4 người bồng gươm, cao 1,3 m. Nhưng hiện chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền xi măng trùm lên.
Tượng đá nằm chỏng chơ giữa sân do thiếu sự quan tâm của các ngành chức năng. Phía sau lăng Hoàng Cao Khải còn có đồi Nghinh Phong (đón gió) cao 10 m. Trên đỉnh đồi trước có Nghinh Phong Quán, một nơi để nghỉ ngơi và ngoạn cảnh. Từ chân đồi lên Nghinh Phong Quán có một lối đi gồm 133 bậc thang, nhưng nay đều biến thành nhà dân.
Hồ Tẩm Nguyệt (nay người dân quen gọi là hồ Bán Nguyệt) được cụm dân cư số 9 cho người dân thuê để nuôi thả cá, nhưng đến nay không còn nước, cỏ mọc um tùm.
Phía bên phải, cách lăng mộ Hoàng Cao Khải không xa là khu lăng mộ Hoàng Trọng Phu, con trai trưởng của Hoàng Cao Khải. Đây cũng là một công trình kiến trúc bằng đá lớn. Từ năm 1972 đến nay, công trình này đã bị ba hộ dân chiếm dụng.
Khu lăng mộ nằm thọt lỏm giữa những ngôi nhà cao tầng.
Khu lăng mộ Hoàng Trọng Phu còn một đôi rồng đá khá nguyên vẹn ở nơi trước kia vốn là cửa lăng. Ngày nay cửa đã bị bít lại và khu vực này biến thành nơi để xe và chậu cảnh.
Bên trong khu lăng mộ này đã bị người dân chiếm dụng làm nơi sinh sống.
Một số kiến trúc điêu khắc độc đáo của hai khu lăng mộ bằng đá.
Că hai khu lăng mộ Hoàng Cao Khải và lăng Hoàng Trọng Phu đều được xây theo một phong cách nghệ thuật thống nhất, với các cột, trụ, xà, bẩy, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ các họa tiết tinh xảo.
Rất tiếc người dân đã "nhảy dù" vào khu lăng mộ Hoàng Trọng Phu.
Từ năm 1972, lăng mộ trở thành nơi sinh sống của nhiều hộ dân.
Theo Thái an
Infonet