Chờ đợi, chen chúc, mệt mỏi, vạ vật... là cảnh tượng phổ biến tại các Bệnh viện Phụ sản tại Hà Nội. Mỗi lần sinh con và chăm sóc bệnh nhân lại là một nỗi ám ảnh với những người phải ra vào nơi này.
Chị Nguyễn Thị Xuân (Thanh Miện - Hải Dương) vác bụng to kềnh càng đi khám thai định kỳ đã chờ đợi ngoài cổng từ 5h sáng đến 8h mới đến giờ làm việc, chờ đăng kí khám, mà đến 11h mới tới lượt lấy máu, nước tiểu. Tức là tiếp tục phải chờ kết quả xét nghiệm trong buổi chiều vì hết giờ làm việc. Chị lo lắng không biết có kịp bắt xe về quê.
Tương tự, bác Hòa
(Vĩnh Phúc) đưa con gái lên nhập viện, tại phòng khám không cho phép
người nhà vào nên bác phải chờ bên ngoài hành lang từ 9h sáng. Do con
gái bác phải cấp cứu do huyết áp cao, đến hỏi người ta chỉ cho biết là
lên tầng 2, không nói rõ phòng, bệnh nhân không được sử dụng điện thoại nên đã 1h chiều mà
bác vẫn chưa được ăn uống gì, thấp thỏm chờ ngoài cửa.
Toàn cảnh bệnh viện Phụ sản Trung ương:
Cảnh xếp hàng từ sáng đến trưa để đến lượt khám
Đứng ngồi không yên vì thủ tục thanh toán quá lâu.
Người nhà bệ rạc trải chiếu khắp bệnh viện tạo nên một khung cảnh nhếch nhác.
Trải dài ra tận cổng.
Mọi nơi đều là chỗ ăn, chỗ ngủ
Cảnh tượng không khác gì dân tị nạn.
Do tình trạng quá tải triền miên nên cả bệnh viện phụ sản Trung ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ khoa đẻ đến khoa dịch vụ hầu như không lúc nào có giường trống. Khoa sinh thường bệnh nhân nằm ghép là phổ biến. Còn khoa dịch vụ, một người đi sinh, 3 - 4 người “canh” để thuê giường cũng rất khó khăn vì luôn kín chỗ.
Phụ sản cũng phải nằm la liệt dưới sàn nhà tại bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Do thiếu phòng nên các sản phụ chờ sinh hoặc đứa bé đã khỏe bị đẩy ra hành lang dành chỗ cho những người mới đến.
Khu vệ sinh dù được dọn dẹp thường xuyên vẫn luôn bốc mùi hôi tanh, khó chịu.
Phụ sản, em bé mới sinh, vật dụng bị đẩy hết ra ngoài hành lang để nhường phòng.
Thức ăn, nước uống xếp dọc hành lang.
Quá chật chội, em bé này được xếp ngồi chễm chệ lên cửa sổ.
Lối lên xuống giờ chỉ còn một bên đi được.
Rác thải vứt ra ngoài cửa sổ
Cảnh chen chúc, ngột ngạt tại khu hậu sản.
Rác chất đống tại cửa ra vào
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến thời điểm này, Bộ Y tế đã phê duyệt được giá của 22 bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ (trong đó có 6 bệnh viện phê duyệt từ giữa tháng 7/2021, 16 bệnh viện phê duyệt từ đầu tháng 9/2012).
Ngày 10/9, Bộ Y tế đã có chỉ thị yêu cầu các cơ sở y tế dành tối thiểu 15% số thu khám, tiền giường theo giá mới để mở rộng khoa khám, buồng bệnh, mua bổ sung các đồ dùng, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, dịch vụ... phục vụ bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, theo khảo sát thì một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức các điều kiện
phục vụ người bệnh và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tình trạng quá tải, chất lượng dịch vụ kém, thu viện phí còn mù mờ được nhiều người dân phản ánh.