Quỹ đạo quay quanh Mặt trời của các hành tinh, bao gồm Trái đất, không phải là một đường tròn hoàn hảo. Điều này đã lần đầu tiên được giải tích chi tiết bằng toán học từ thế kỷ 17 bởi nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler.
Kích thước của Mặt trời sẽ nhỏ hơn khoảng 3% khi nhìn từ điểm xa nhất so với điểm gần nhất.Nhà thiên văn học Kepler đã phát hiện thấy rằng quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt trời có hình elip. Điều này có nghĩa sẽ có một điểm mà hành tinh ở gần Mặt trời nhất và một điểm hành tinh ở xa Mặt trời nhất, nhà thiên văn học Mark Hammergren, thuộc trung tâm Adler Planetarium, Chicago, Mỹ cho biết.
Vào ngày 4/7, hành tinh của chúng ta sẽ ở điểm xa nhất – 152.102.196 km – từ Mặt trời. Năm nay, Trái đất đi qua điểm ở cách Mặt trời gần nhất vào ngày 3/1, khi đó hành tinh của chúng ta cách Mặt trời 149.597.870 km.
Trung bình, Trái đất cách xa gần 5 triệu km khi ở điểm xa nhất so với điểm gần nhất từ Mặt trời – khoảng 3%. Điều này đồng nghĩa kích thước của Mặt trời sẽ nhỏ hơn khoảng 3% khi nhìn từ điểm xa nhất so với điểm gần nhất, nhưng bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt này bằng mắt thường.
(Theo National Geographic)