Chị Tuyết bảo, chị rất tin tưởng con vì cháu nhà chị ngoan ngoãn, chăm học và rất ít khi tụ tập đi chơi với bạn bè. Chị cũng không có thói quen kiểm tra tin nhắn của con. Chỉ đến khi có vị phụ huynh cùng lớp gặp chị thông báo "con gái chị rất hay gửi tin nhắn cho con trai tôi" chị mới giật mình kiểm tra điện thoại của con.
Trẻ học lớp 4 đã biết viết thư tình huống chi lớp 7.
Mua điện thoại cho con để bố mẹ liên lạc khi cần, chị Ánh không ngờ rằng con lại dùng nó để nhắn tin yêu đương. Đọc hết tin nhắn của con, chị còn phát hiện con đã từng đi ăn kem, đi công viên nước với chàng trai cùng lớp.
"Tối nào chúng nó cũng nhắn tin đến tận nửa đêm. Có tin nhắn còn lưu giờ gửi vào lúc 1-2 giờ sáng. Có lúc 10 giờ đêm bạn trai kia còn nhắn tin rủ đi chơi, con mình hỏi đi đâu thì bạn kia bảo đi đâu cũng được, miễn là đi với bà xã. Rụng rời cả chân tay, không biết bao buổi đi học thêm buổi tối con có trốn đi đâu đó với bạn trai kia không nữa", chị Tuyết kể.
Ngoài ra, tình trạng yêu sớm ở trẻ còn do sự “hỗ trợ” đắc lực của các phương tiện truyền thông, internet. Những cảnh yêu đương, hôn hít trên phim ảnh tiêm nhiễm vào đầu trẻ, kích thích trí tò mò. Vì tâm lý còn non nớt nên dễ bị ngộ nhận giữa thích và yêu.