Đề nghị lập ban chỉ đạo thi hành án vụ Vinashin

daquynh |

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, sẽ phải đề nghị Thủ tướng thành lập ban chỉ đạo liên ngành đối với vụ Vinashin.

950 tỷ đồng

Giải trình về số vụ án tồn đọng và số tiền chậm được thu hồi, ông Hà Hùng Cường cho biết, có một số tình huống mới đã phát sinh xung quanh vụ án Vinashin.

Vụ việc tuy đã được đưa ra xét xử phúc thẩm xong tòa án Hải Phòng vẫn chưa chuyển cho cơ quan thi hành án vì đây là án chủ động thi hành.

de-nghi-lap-ban-chi-dao-thi-hanh-an-vu-vinashin

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Một số tình huống mới phát sinh xung quanh vụ Vinashin

Trong đó, riêng tiền phạt về phần dân sự đã lên tới 950 tỷ đồng. Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản, nhất là bất động sản sẽ bị chững lại nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này. Chưa kể, đây là án chủ động chứ không phải chờ yêu cầu thi hành án, nên bất cứ khi nào bản án được chuyển sang cơ quan thi hành án là phải xử lý ngay.

“Kinh nghiệm từ những vụ án lớn trước đây ở các địa bàn phức tạp là Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo như vụ EPCO Minh Phụng hoặc Tamexco, chúng tôi thấy rằng một trong những giải pháp tới đây đối với vụ Vinashin là phải đề nghị Thủ tướng cho thành lập Ban chỉ đạo liên ngành thì mới thi hành án được”, ông Cường nói.

Trước đó, nhiều ĐBQH đã phàn nàn tình trạng nhiều vụ án chậm được thi hành, số tiền thu được không đáng là bao, gây thất thoát.

Tiêu cực

Tổng Thanh tra Chính phủ sáng nay cũng đã giải trình với QH các vấn đề được đại biểu đặt ra trong ngày hôm qua, như tiêu cực trong xử lý tham nhũng, chuyện bao che, chạy tội…

de-nghi-lap-ban-chi-dao-thi-hanh-an-vu-vinashin

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Có tình trạng thanh tra nhiều vụ việc nhưng chuyển cơ quan điều tra rất ít

Ông Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, có tình trạng thanh tra nhiều vụ việc nhưng chuyển cơ quan điều tra rất ít. Một trong các lý do là cán bộ thanh tra tiêu cực làm sai lệch hồ sơ, giảm nhẹ vi phạm.

Lý do khác, do tham nhũng là tội ẩn, khó xác định hành vi, nên một số vụ việc sau khi thanh tra rồi, xác định hành vi tham nhũng cũng không rõ được, nhất là với một số vụ án lớn được dư luận quan tâm vừa qua.

Việc xử lý người đứng đầu chưa được là bao bởi có sự tránh né, nể nang, sợ va chạm. Nhiều vụ việc chính người đứng đầu là người tham nhũng nhưng khi xử lý thì không gọi đích danh là xử người đứng đầu mà chỉ gọi tên hành vi tham nhũng, nên dư luận có cảm giác các vụ việc ít dần đi.

Ông Tranh cũng thừa nhận thực tế tỷ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước còn rất thấp. Từ 2008- 2011, tỷ lệ thực hiện kết luận sau thanh tra chưa đến 30%. Năm nay phấn đấu sẽ tăng lên.

Nhiều giải pháp được Tổng Thanh tra Chính phủ đề cập, trong đó có việc sửa luật Phòng chống tham nhũng ngay tại kỳ họp lần này và kêu gọi QH, người dân cùng giám sát.

Truy cứu trách nhiệm người tiến cử

Cũng trong buổi sáng, phân tích chuyện tham nhũng, ĐBQH đã đưa ra nhiều góc nhìn khác về nâng cao kỷ luật, kỷ cương của bộ máy công vụ.

de-nghi-lap-ban-chi-dao-thi-hanh-an-vu-vinashin

Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền: Có vấn đề gì thì tướng đổ cho đồng, đồng đổ cho tướng...

Theo Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, việc phòng, chống tham nhũng hiệu quả kém một phần do căn bệnh cố hữu là ít ai chịu trách nhiệm chính. “Có vấn đề gì xảy ra thì tướng đổ cho đồng, đồng đổ cho tướng, cuối cùng đổ cho tập thể”, ông Quyền nói.

Nguyên nhân vì chưa có những quy định chặt chẽ trong hoạt động công vụ, trong khi đáng lý phải có luật Công vụ để quy định rõ ràng mối quan hệ trách nhiệm của từng cấp từ trưởng, phó tới nhân viên…

“Ta mới có luật Công chức, luật Viên chức, luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức HĐND, UBND song các luật này lại không xác định vị trí trách nhiệm của từng vị trí công tác. Chúng ta thiếu một luật công vụ rất quan trọng”, ông Quyền phàn nàn.

ĐBQH Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cũng phản ánh, người có chức vụ liên quan đến tiền, đến quyền thì mới có điều kiện tham nhũng, còn người dân bình thường chắc chắn không có điều kiện.

Bởi vậy theo ông Vân, phải chấn chỉnh kỷ cương, tạo điều kiện rào cản chặt chẽ để công chức, viên chức phải là những người ưu tú.

“Yêu cầu thi tuyển khách quan, công tâm, đặc biệt là việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước cần phải có điều kiện về trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử, những người xét tuyển.

Khi một người được bổ nhiệm mà vi phạm pháp luật thì phải truy cứu trách nhiệm cả những người tiến cử, đề cử và bổ nhiệm. Có như vậy thì mới chặn đứng được tệ mua quan, bán chức hiện nay”, ông Vân đề xuất.

Sau một ngày rưỡi thảo luận về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và tội phạm, QH dành nửa buổi chiều nay để thảo luận tại tổ về luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại