Dân tròn mắt với những ý tưởng lạ và "cực độc" của Bộ Giao thông

hoanghuyen |

Được đánh giá là đơn vị có nhiều sáng kiến đổi mới, tuy nhiên có một số đề xuất lại không hợp lòng dân.

“Ngực lép” không được lái xe trên 50 cc!

Năm 2008, dư luận chưa hết ngạc nhiên với quy định người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45 m, trọng lượng dưới 40 kg) không được đi xe máy trên 50 cc, thì lại “choáng với” quy định về... bộ ngực: Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc.

dan-tron-mat-voi-nhung-y-tuong-la-va-cuc-doc-cua-bo-giao-thong

Để giải thích cho quy định này, ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng đây là tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và an toàn giao thông.

Sau đó, đại diện Bộ Y tế, Bộ GTVT đã có cuộc họp nhằm xem xét lại các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, của người khuyết tật điều khiển mô tô, xe máy ba bánh do Bộ Y tế ban hành.

Sau cuộc họp, ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết đây là bất cập thuộc về lỗi kỹ thuật trong việc xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Y tế.

Sau khi xem xét lại các tiêu chuẩn về sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng thống nhất sẽ có hướng dẫn thực hiện các quy định trên theo hướng thông thoáng, tránh phiền hà cho người dân.

Các yêu cầu như nặng dưới 40 kg hay thấp hơn 1,45 mét không được lái xe trên 50 cm3 sẽ vẫn bảo lưu.

Chuyện ngược đời trong việc "khoác đồng phục" cho xe taxi

Bộ Giao thông vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi nghị định 91, trong đó buộc màu sơn xe taxi phải đồng nhất trên cả nước, trừ các thành phố trực thuộc Trung ương (được phép quy định màu sơn xe taxi của doanh nghiệp trên địa bàn).

Trước thông tin này, hàng trăm doanh nghiệp taxi đang đứng ngồi không yên, bởi việc bỏ ra hàng tỉ đồng để sơn lại xe là chuyện không dễ. Không ít doanh nghiệp taxi trên địa bàn TP.HCM còn cảnh báo, nếu thực hiện quy định trên coi chừng lượng taxi dù, taxi nhái còn lộng hành hơn.

dan-tron-mat-voi-nhung-y-tuong-la-va-cuc-doc-cua-bo-giao-thong

Các doanh nghiệp sẽ mất hàng chục tỉ đồng lãng phí khi đồng nhất màu sơn taxi

Ông Lê Huy Cường, phó tổng giám đốc hãng taxi Sài Gòn Hoàng Long, việc bắt buộc tất cả các xe taxi phải có cùng một màu sơn là việc làm “ngược đời”, chỉ làm tăng thêm nguy cơ bùng phát taxi dù, taxi nhái.

Ông Cường dẫn chứng, từ trước đến nay, khi hành khách phát hiện mình đi taxi dù, nhái của hãng nào thì ngay lập tức liên hệ với hãng đó để “truy đuổi”. Vậy nếu ở tỉnh đều đồng nhất một màu xe, khi phát hiện mình đi nhầm taxi nhái, khách không biết phối hợp cùng hãng nào để “xử”.

Nếu 100 xe kể trên bỏ tiền ra sơn lại, thấp nhất cũng mất hơn tỉ đồng, đó là chưa kể tiền thất thu cả tuần lễ do xe nằm gara. Xe sơn xong, nếu phải thực thi quy định đồng nhất màu taxi trên cả nước, mình đã phải đem tiền tỉ đi ném sông và lại tiếp tiếp bỏ tiền tỉ nữa ra sơn lại thì quá lãng phí.

Dân lao đao, chóng mặt vì quy định thay đổi giờ học, giờ làm

Từ ngày 1/2/2012, giờ học, giờ làm đã chính thức được thay đổi và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của việc đổi giờ này đang phải “méo mặt” điều chỉnh.

Thời gian thay đổi cụ thể như sau: Đối với cán bộ công chức công tác ở Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT thì thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều là 17h.

Đối với cán bộ, GV làm việc trong các trường học thì thời gian làm việc hàng ngày thực hiện theo giờ học tập của HS và phân công của lãnh đạo đơn vị.

HS các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Các trường chủ động bố trí cán bộ, GV, nhân viên để tiếp nhận HS từ 7h30 sáng và quản lý HS đến 17h30 hàng ngày.

HS, SV các trường THPT, ĐH, học viện, CĐ, Trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày.

dan-tron-mat-voi-nhung-y-tuong-la-va-cuc-doc-cua-bo-giao-thong

Bến xe buýt tấp nập từ sáng sớm

Trong cái lạnh thấu xương, sáng sớm ngày 1/2, hàng vạn học sinh phổ thông, sinh viên... trên địa bàn TP. Hà Nội đã bắt đầu đổ ra đường đi học cho kịp khung giờ mới đó là 7h vào lớp.

Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh trong ngày đầu đã bắt đầu cảm thấy “khốn khổ” vì giờ làm và giờ các cháu học tiểu học, THCS trùng nhau.

dan-tron-mat-voi-nhung-y-tuong-la-va-cuc-doc-cua-bo-giao-thong

Học sinh ra về lúc trời nhá nhem tối và rất lạnh - Ảnh: X.Trung

Một người dân thủ đô chia sẻ cảm xúc "thật đáng giận" với hoàn cảnh riêng: "Trời còn tối thui, trong mưa phùn bẩn thỉu và gió rét căm căm, tôi đèo con ra bến xe buýt đi học lúc 5h45 sáng. Tối về con nó bảo vẫn muộn học vì xe buýt số 33 hoặc 50 (tuyến đường Thanh niên - Big C) không hoạt động tới tận gần 6h30 mới có xe. Tức là nó phải chờ thêm gần 1 giờ nữa trong mưa rét ở bến xe. Một thằng thanh niên học cấp 3 to khỏe mà về đến nhà là phờ phạc, mặt mũi tái mét. Càng thương con càng thấy giận cái quy định đổi giờ học này".

dan-tron-mat-voi-nhung-y-tuong-la-va-cuc-doc-cua-bo-giao-thong

Đã 18h nhưng mật độ giao thông ở Hà Nội vẫn rất cao, tình trạng ùn tắc diễn ra phổ biến.

Tuy nhiên, việc bố trí các ca vào và tan học của các trường tiểu học, THCS gần nhau nên phụ huynh chở con tới lớp và đến đón con cùng lúc tăng lên tại các điểm trước cổng trường, ngoài ra khu vực có các trường liền kề nhau nên lượng xe tăng vọt, gây ra ùn ứ. Tắc vẫn hoàn tắc. Vì thế Bộ Giao thông đã gỡ bỏ quy định này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại