Dân Sông Tranh: Bỏ làm ăn, trông chừng động đất

hoanghuyen |

Người dân đã từng kỳ vọng thủy điện mang lại cuộc sống tốt hơn như lời hứa thì nay...

Không phải đến bây giờ người dân Quảng Nam mới hững chịu những hậu quả của thủy điện. Hai năm khi thủy điện A Vương đưa vào vận hành, đã xả lũ gây ngập hàng nghìn hộ dân huyện Đại Lộc.

Rồi đến thủy điện Đắk Mi 4 khi chặn dòng tích nước phát điện, khiến gần 1 triệu dân TP. Đà Nẵng và Quảng Nam kêu than vì thiếu nước cho sinh hoạt và canh tác vào mỗi mùa khô hạn.

Hết A Vương, Đắk Mi 4, bây giờ lại đến Sông Tranh 2 đã khiến người dân miền rừng này lo lắng, hoang mang đến tột đỉnh khi động đất liên tiếp xảy ra sự cố nước phun trào nơi thân đập chính.

dan-song-tranh-bo-lam-an-trong-chung-dong-dat

Không làm ăn, chẳng dám lên rẫy, người dân sông Tranh chỉ ở nhà lo đối phó động đất.

Hơn 1 tháng nay, người dân miền rừng núi Quảng Nam nơi có các nhà máy thủy điện đã và đang đi vào hoạt động đang sống trong bất an và cuộc sống bị đảo lọn vì động đất và mối ngu cơ khi mùa lũ đang về.

Cụ Nguyễn Thanh (81 tuổi), nhà ở Trà Sơn, nằm dưới hạ lưu đập Sông Tranh 2 nói: “Thủy điện lợi mô chưa thấy, bà con tui chỉ thấy hơn 1 năm ni mất ăn mất ngủ. Rẫy nương bị bỏ vì phải lo trông chừng động”.

dan-song-tranh-bo-lam-an-trong-chung-dong-dat

Nhà nứt, nhiều gia đình dựng lều ở tạm.

Trước thực tế này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh vào chiều hôm 1/10 khi họp xử lý vấn đề hồ chứa trước mùa mưa bão rằng: Nếu thủy điện làm ra tiền, nhưng gây thiệt hại lớn cho người dân. Thì tiền thủy điện làm ra chắc chắn sẽ không bù được thiệt hại thì không nên làm…”

Dân kêu thiếu đất, thiếu nước

Theo ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc người dân xã ông đã nhường hoàn toàn đất đai canh tác bao đời nay của cha ông cho thủy điện Sông Tranh 2 để tự nguyện vào khu tái định cư để sinh sống.

Như lời hứa ban đầu, vào khu tái định cư sẽ có nhà cửa khang trang, có đất sản xuất, có điện, có nước, cuộc sống sẽ đổi đời. Thế nhưng đã nhiều năm trôi qua, hơn 300 hộ dân tái định cư phải sống chật vật, khổ sở, thiếu trước hụt sau.

Nhà thì bị động đất làm nứt tường, có nhà xây mà phải làm nhà tạm cạnh bên để ở. Nước thì không có. Khổ nhất là đất sản xuất. Lời hứa ban đầu mỗi hộ có được 2 ha đất canh tác, chờ hoài vẫn không thấy. Buộc người dân phải vào rừng phòng hộ chặt phá rừng lấy đất canh tác.

dan-song-tranh-bo-lam-an-trong-chung-dong-dat

Tụ tập, nghe ngóng thông tin về động đất.

Còn ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND huyện Trà Bui, đại diện cho hơn 8.000 dân trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết: Động đất khiến toàn bộ nhà xây tạm của dân bị nứt tường nên bà con không dám ở, phải làm nhà tạm để sống. Còn ruộng nước của dân đã ngập chìm dưới lòng hồ. Đất canh tác không có. Bà con kéo nhau vào rừng phát cây làm rẫy. Biết bà con vi phạm pháp luật vì phá rừng phòng hộ nhưng không thể xử lý được.

dan-song-tranh-bo-lam-an-trong-chung-dong-dat

Thủy điện Sông Tranh, nỗi lo còn đó.

Ông Nguyễn Duy Khánh, ở xã Trà Tân kể, bà con nhường đất cho thủy điện được những tưởng được sống tốt hơn nay ngày đêm lo động đất, lo nứt đập dội nước xuống đầu!


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại