Giới trẻ ở thành phố sùng đạo Banda Aceh thuộc tỉnh Aceh của Indonesia cũng không nằm ngoại lệ trong trào lưu này.
Các punker đang trình diễn âm nhạc trên đường phố ở Banda Aceh. Tháng 2/2011, cảnh sát đã bắt giữ 6 punker và cạo tóc của họ. Ảnh:Global Post.
Lớn lên với niềm đam mê nhảy đường phố ở Banda Aceh không hề đơn giản với bất cứ đứa trẻ nào. Ở một thành phố nơi có luật Sharia của người Hồi giáo "ngự trị", Sandi 20 tuổi, nam sinh vẫn được bạn bè ở trường gọi với cái tên Scooby, không may mắn như nhữngpunkerkhác ở Indonesia. Tại Jakarta, nơi cộng đồng những người yêu thích punk phát triển rầm rộ và sôi nổi, cácpunkerthường tự do hơn trong việc thể hiện cá tính, phong cách và ý tưởng của mình. Tuy nhiên, những cậu bé thích punk ở Aceh lại không có được điều đó. Nhớ lại một lần bị truy đuổi hồi đầu năm nay, Sandi tâm sự: "Tôi không quên được khoảnh khắc khi chúng tôi đột nhiên bị cảnh sát đuổi theo và bắt giữ".
Sandi là thành viên của nhóm nhạc đường phốMuseum, một trong những cộng đồng punk lớn nhất ở Aceh. Trong những tháng gần đây, cậu và bạn bè trở thành mục tiêu truy lùng lớn nhất của cảnh sát tỉnh. Sandi đã phải ở trong nhà giam một tuần trước khi bố mẹ cậu bảo lãnh cho con ra ngoài. Trong suốt thời gian ấy, Sandi phải trải qua nỗi sỉ nhục lớn nhất đối với bất kỳpunkernào - mái tóc được tạo kiểu chiếc mào gà của cậu bị cảnh sát cắt trụi.
Vào những năm 1970, punk ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của văn hóa Hippies, một văn hóa hướngthiên nhiên. Những người chơi dòng nhạc punk biểu diễn ở những sân khấu nhỏ tại garage nên lúc đầu được gọi làgarage punk, sau làstreet rockhaypunk rockvà cuối cùng được gọi gọn là punk.
Mái tóc bờm ngựa của một punker. Ảnh:Global Post.
Punk là phong trào tư tưởng chống lại sự tồi tệ của xã hội, đề cao suy nghĩ cá nhân và trống lại những phép tắc, luật lệ, sự kìm nén tự do và tác động nghiệt ngã của đồng tiền cũng như giai cấp xã hội. Punker là những nghệ sĩ đường phố buổi sáng đi hát rong hoặc đi làm những việc tầm thường nhất để có được vài đồng tiền ít ỏi và tối về lại hết mình cho sân khấu ca nhạc nhỏ bé ở những nơi xa xôi ít người biết đến với giá vé tượng trưng, nhiều khi còn bị cảnh sát đến dẹp bỏ. Những người đó thường tụ họp nhau lại ở ngôi nhà hoang, khoang tàu không sử dụng đến gọi làsquad.Cuộc sống của các punker ở Indonesia
Trongsquad, không ai quan tâm những người khác đến từ đâu, có địa vị nào trong xã hội, có nhiều hay ít tiền, tất cả đều ngang bằng. Họ sống với nhau như anh em, dùng âm nhạc, cả rượu và thuốc phiện để làm đầy cuộc sống trống rỗng. Hiện tại, ở một số thành phố ở châu Âu, punk vẫn tồn tại trong các club. Mộtpunkerchính hiệu luôn có vẻ ngoài nhếch nhác, rách rưới, bẩn thỉu, đầu nhuộm nhiều màu, đeo xích sắt, ổ khóa, mặc áo da hay những cái quần loang lổ, kẻ ca rô.
Cảnh sát điều tra Marzuki ở Indonesia cho hay, văn hóa punk đã vi phạm những quy chuẩn xã hội và không đúng với thuần phong mỹ tục trong phong cách ăn mặc của người Hồi giáo, vi phạm luật Sharia. Ông này còn cho biết thêm, một vài punker còn dính líu tới ma túy, phạm tội và gây rối. "Chúng tôi nhận được chỉ thị của giới chức và thị trưởng của Banda Aceh là phải đưa bọn trẻ về lại quy củ", cảnh sát trên nói. Theo ông Marzuki, cộng đồng những punker trẻ là mối phiền toái cho mọi người.
Vy Trần tổng hợp (Theo Ngôi sao)