Chuyên gia Nhật: Phân làn phải đi kèm chế tài

camnhung |

Ông Takagi Michimasa cho rằng phải kiên quyết hơn nữa để tránh tình trạng "đầu voi đuôi chuột"

Mặc dù dư luận đánh giá việc phân làn không thực sự hiệu quả nhưng ngày 7/12/2011 UBND TP Hà Nội vẫn có thông báo yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và Công an TP khẩn trương tổ chức phân làn, phân luồng giao thông theo phương tiện thêm 8 tuyến phố.

Giờ cao điểm phân làn có cũng như không.

Ông Takagi Michimasa - Tư vấn Trưởng Dự án ATGT của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng phải kiên quyết hơn nữa tránh tình trạng giai đoạn đầu phân làn, người điều khiển ô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đều tuân thủ khá nghiêm, nhưng sau đó không ai tuân thủ nữa và tuyến phố phân làn bị chìm vào quên lãng.

Trong dự án hỗ trợ phát triển giao thông TP Hà Nội, JICA phối hợp với Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai hoạt động thí điểm phân làn bằng biển báo, kẻ vạch, biển chỉ dẫn… thay đổi thói quen giao thông của người dân bằng cách cưỡng chế, kiểm soát hành vi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, ông Takagi cũng đồng quan điểm là cách làm thí điểm hiện nay tại nhiều quận nội thành Hà Nội vẫn có nhiều bất cập. Hai vấn đề cần lưu tâm khi đặt dải phân cách cứng là: tính an toàn và lưu lượng giao thông.

“Dải phân cách cứng làm phát sinh nỗi lo dễ xảy ra tai nạn do va đập với dải phân cách hoặc khi cố gắng chuyển làn có thể va chạm với phương tiện khác gây rối loạn, tắc đường như cũ” - ông Takagi nói.

Chuyên gia JICA nhấn mạnh: Khi CSGT trực tiếp chỉ dẫn và xử lý vi phạm thì phần lớn người tham gia giao thông đều tuân thủ quy tắc mới, đi đúng làn đường, nhưng khi dừng cưỡng chế họ lập tức quay trở lại hành vi giao thông lộn xộn như cũ.

“Chính thói quen này làm tình trạng giao thông vẫn hỗn loạn dù đã thực hiện phân làn.Với người dân hoặc phải gặp biến cố như tai nạn hoặc nhiều lần bị phạt nặng thì mới có thể thay đổi được” - ông Takagi khẳng định.

Ngoài ra việc phân thành hai làn, 1 dành cho xe máy và 1 cho ô tô, với số lượng xe máy nhiều hơn hẳn ô tô chỉ được lưu thông trong làn đường dành cho xe máy sẽ dẫn tới sự ùn ứ tại làn đường này là điều dễ hiểu. Thêm vào đó còn phải dành phần đường, đảm bảo lưu thông cho xe buýt nên sự ùn ứ của làn đường này càng gia tăng.

Theo Thu Huyền

VNE

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại