Căn nhà mục nát xây dựng từ cuối thế kỷ 19 của cụ Nguyễn Thị Ba ở Long An có thể sập bất kỳ lúc nào, nhưng cụ vẫn phải “bảo vệ” vì đây là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, được công nhận từ năm 2007.
Cách đây khoảng 200 năm, dòng họ Nguyễn Hữu từ miền Trung vào miền Nam lập nghiệp và trở nên giàu có nhất vùng Châu Thành, Long An. Cụm nhà cổ Thanh Phú Long (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành) gồm 4 ngôi nhà của dòng họ được xây từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 thì hoàn thành theo kiến trúc 3 gian, 2 chái với 4 hàng cột, mỗi cột cả ôm tay bằng gỗ căm xe.
Hoành phi, liễn…được chạm trổ thủ công với hình hoa lá, chim thú và nhiều hoa sen, búp sen lẫn đài sen. Cụm nhà này đều làm từ gỗ quý lâu năm, từ ngoại đến nội thất đều do những nhóm thợ tài hoa ở Huế vào làm ròng rã nhiều năm mới xong.
Đến giờ chỉ duy nhất nhà ông Nguyễn Hữu Hoanh (cất xong năm 1900) là còn giữ nguyên vẹn những đường nét chạm trổ nguyên sơ. Và đây cũng là ngôi nhà còn nhiều vật dụng cổ xưa nhất từ đôi bức hoành phi, bộ ngựa, bàn uống nước đến ấm trà, chén cơm… Thế nhưng nó lại bị thời gian tàn phá nhiều nhất. Bà Trần Thị Ba, (cháu nội ông Hoanh), người duy nhất sống tại ngôi nhà này nay đã gần 80 tuổi vẫn ngày đêm phập phồng bởi nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Lối vào ngôi nhà cổ
Dây leo mọc đầy trên tường nhà
Chuồng gà được bà Ba thiết kế bên trong căn nhà cổ
Những cấu kiện gỗ đã mục nát đến mức không thể phục hồi
Bà nói, bà không còn đủ sức để bảo tồn di sản của quốc gia được nữa
Họa tiết bằng sắt làm cổng đã trải qua hơn 110 năm
Bà Ba chọc các tổ mối trên mái nhà
Năm 2009, ngành văn hóa tỉnh Long An dựng khung thép, làm mái tôn che chắn cho căn nhà cổ