Tại đây, chúng tôi được biết "bí quyết" khiến cho các đĩa cơm rang vàng rộm và không cần tốn kém. Đó là dùng sử dụng dầu điều không qua chế biến. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người.
Một hộp chất tạo màu cực độc hàng Trung Quốc đội mác Thái Lan mà bà P. quảng cáo
Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Thế nhưng qua tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi.
Soda dùng làm mềm thịt bò do PV mua
Anh Cao Đức (bếp trưởng bếp Âu, khách sạn Sofitel, đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) bật mí: “Những người đầu bếp không có kinh nghiệm hoặc vì lợi nhuận kinh doanh coi việc dùng các chất phụ gia làm từ hóa học để ướp thịt bò là một biện pháp vừa nhanh, gọn mà hiệu quả tức thì. Gọi là màu thực phẩm cho yên tâm, chứ thực ra là hóa chất ko có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là soda, một loại hóa chất có sức công phá cực mạnh dùng để tẩy bồn cầu”.
Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiện được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy.
Theo
các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa
phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm
bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn...
Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau.
Theo Nguoiduatin.vn