Chỉ riêng biển báo phân làn trên đường Kim Liên mới, đã có gần 40 vụ va chạm trong chỉ một tháng qua. Cá biệt, tối ngày 27 – 9, chỉ từ 19 giờ đến 22 giờ, đã có tới bảy vụ đâm xe vào dải phân cách.
Hiện tại, theo quan sát thì đa phần các cột biển báo và dải phân cách trên hai tuyến đường Giải Phóng và Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân (được phân làn từ ngày 23/9) đều bị hư hỏng, móp méo, nhiều cột nghiêng lệch sang bên vì bị xe đâm phải
Một biển chỉ dẫn phân làn trên đường Giải Phóng bị xe đâm nghiêng sang bên
Biển phân làn nằm bên lề đường Giải Phóng sau nhiều vụ đâm
Một cột khác trên đường Trần Khát Chân bị xe đâm cong
Hậu quả sau một vụ va chạm xe máy, dải phân cách bị xô lệch, yếm xe máy vẫn còn vương lại
Hiện tại, trên tất cả các tuyến phố được phân làn, ở khoảng giữa chia đôi làn dành cho ô tô và làn cho xe máy được lắp biển chỉ dẫn, và một đoạn dải phân cách cứng. Tuy nhiên, nếu lái xe không để ý, hoặc trong điều kiện đêm tối rất dễ xảy ra va quệt.
Chiếc biển bị đâm cong trên phố Xã Đàn tối 30/9
Chỉ sau một thời gian ngắn cắm các biển báo phân làn giữa đường đã có rất nhiều người đi đường đâm vào các tấm biển phân làn dẫn đến trọng thương, thậm chí nhập viện.
Trưa 14/10, trên phố Xã Đàn, một người đàn ông đang đi xe máy đã lao vào cột biển báo cắm giữa đường
Người đàn ông này đã bị gãy chân và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu
Tại cột phân làn đầu tiên trên tuyến đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt (hướng Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân), ngoài việc có thêm dải phân cách cứng, còn xuất hiện chiếc đèn chuyên dụng dùng trong những trường hợp khẩn cấp.
Biển báo phân làn được đặt thêm dải phân cách và lắp đèn cấp cứu
Nguyên nhân của các vụ tai nạn này một phần là do ý thức của người tham gia giao thông chưa được tốt. Nhưng mặt khác,các biển báo và dải phân cách phân bố, lắp đặt chưa hợp lý. Có thể nói rằng, việc phân làn giao thông ở Hà Nội hiện nay thực sự chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập.
Kim Oanh
(Tổng Hợp)