VinUni: “Ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai

Thi Nga |

Cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Kỹ thuật và Khoa học Máy tính đang trở thành một trong những ngành học quan trọng thu hút sự quan tâm của giới trẻ để đón bắt xu hướng phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một trong 3 khối ngành học trụ cột đầu tiên của trường ĐH VinUni, nơi có nền tảng “DNA” của ĐH Cornell để trở thành địa chỉ “ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai theo tiêu chuẩn quốc tế.

Báo cáo "Tương lai của các ngành nghề"của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, đứng đầu bảng ngành nghề học xong có cơ hội lớn trong xã hội là kỹ sư, tiếp đến là toán học và khoa học máy tính.

VinUni: “Ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai - Ảnh 1.

Một khảo sát khác của Linkedln (mạng xã hội tuyển dụng lớn nhất thế giới) thì nhấn mạnh, ngành mà các Giám đốc điều hành (CEO) học nhiều nhất là khoa học máy tính, tiếp đến là kỹ thuật điện tử đứng thứ 5. Khảo sát này có 12.000 CEOs từ 20 nước trên thế giới tham gia. 

Nhiều CEO của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia đều có xuất thân từ ngành học kỹ thuật, như Dara Khosrowshahi - CEO của Uber; Satya Nadella - CEO của Microsoft; Ginni Rometty - CEO của Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM; Jeff Bezos - nhà sáng lập và điều hành của Amazon; hay Steve Wozniak - đồng sáng lập hãng công nghệ Apple... 

Có thể thấy, chuyên môn về chuyên ngành kỹ thuật đã góp phần không nhỏ khi xây dựng cho các nhân vật này một lối tư duy khoa học, logic và hiệu quả, là nền tảng vững chắc để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

VinUni: “Ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai - Ảnh 2.

Lựa "ngọc thô" cần "con mắt tinh đời"

Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, một trong 3 khối ngành trụ cột đầu tiên của trường Đại học VinUni, cũng hướng tới việc tuyển chọn và đào tạo ra những sinh viên tài năng như vậy trong lĩnh vực "khó nhằn" này.

Theo GS Rohit Verma, Hiệu trưởng trường ĐH VinUni, quy trình thông thường chỉ đánh giá xét tuyển dựa trên hồ sơ, học bạ. Theo ông, cách tiếp cận này khó lòng đánh giá chính xác và toàn diện năng lực một con người. Nhiều bạn điểm số rất cao nhưng lại có cách học ‘gạo’, học ‘tủ’, thiếu sáng tạo và sẽ khó phát triển trong dài hạn. Vì vậy, sẽ rất cần những "con mắt tinh đời" khi tìm kiếm tài năng.

"Ở VinUni, chúng tôi tiến hành theo một quy trình khác biệt. Tất cả đội ngũ giảng viên sẽ phải tham gia quá trình phỏng vấn từng em đã vượt qua vòng sơ lọc hồ sơ. Chỉ có đánh giá ứng viên bằng xương thịt như vậy, chúng ta mới có thể phát hiện, cảm nhận được những tài năng thực sự. Đó là sức hấp dẫn của việc tìm kiếm "ngọc thô" – GS Verma nhấn mạnh.

Quá trình tìm kiếm "ngọc thô" của Viện Kỹ thuật và KHMT cho khóa đào tạo đầu tiên (2020 – 2021) được xem là một thành công ấn tượng khi các suất học bổng toàn phần được trao cho những ứng viên "xuất sắc và cá tính".

Trần Tuệ Nhi (trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong những ứng viên điển hình như thế. Thành thạo ba ngoại ngữ, Trần Tuệ Nhi làm website dinh dưỡng cho người Việt và đang hoàn thiện dự án chẩn đoán ung thư vú bằng trí tuệ nhân tạo. Nhi đã xuất sắc giành trọn suất học bổng toàn phần của Viện Kỹ thuật và KHMT của trường Đại học VinUni.

Theo PGS. Phạm Ngọc Nam, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính trường ĐH VinUni kể lại, Nhi là một nữ sinh rất có cá tính, phong thái mạnh mẽ, tự tin. Lúc đầu Nhi ứng tuyển vào Viện Kinh doanh - Quản trị vì em muốn trở thành một nữ doanh nhân thành đạt. "Tuy nhiên, chỉ sau vài phút phỏng vấn, chúng tôi phát hiện ra Nhi đặc biệt xuất sắc về khả năng tư duy logic, lập trình và hiểu thuật toán. Chúng tôi khuyên em đổi sang chọn ngành Khoa học máy tính. Sở hữu sự ‘quý hiếm’ đó, VinUni tin tưởng Nhi  có đầy đủ tố chất để trở thành trở thành một Technopreneur (Doanh nhân công nghệ) nổi bật" - PGS. Phạm Ngọc Nam nhấn mạnh.

Xây dựng trên nền "DNA" của ĐH Cornell

Viện Kỹ thuật và KHMT (ĐH VinUni) tập trung đào tạo ba ngành mũi nhọn của công nghiệp 4.0 đó là: Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Cơ khí và Khoa học Máy tính. Các ngành đào tạo này đều xây dựng trên nền "DNA"của ĐH Cornell - một trong 8 trường ĐH trong nhóm Ivy League và xếp hạng 14 trên thế giới.

Cụ thể, chương trình đào tạo được thiết kế đáp ứng chuẩn kiểm định ABET và được xác thực về chất lượng bởi Cornell. Cùng với phương pháp giảng dạy hiện đại (TBL, PBL, VR/AR), sinh viên cũng sẽ được thực hành trong các Super Labs, Techlab, và có cơ hội trải nghiệm 1 học kỳ trao đổi ở nước ngoài (Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore...).

VinUni: “Ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai - Ảnh 3.

Kỳ thực tập tại các công ty của tập đoàn Vingroup như VinFast sẽ là một lợi thế đặc biệt của sinh viên VinUni.

Ngoài ra, trong chương trình đào tạo còn có các nội dung đào tạo kỹ năng lãnh đạo, tư duy khởi nghiệp, các ngành phụ (minor) liên quan đến khởi nghiệp nhằm giúp sinh viên trở thành các nhà lãnh đạo, khởi nghiệp thành công trong tương lai. 

Đặc biệt, 1 kỳ thực tập tại các công ty và viện nghiên cứu trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup như Viện Vinbrain, VinAI, VinSmart, VinFast... là một lợi thế của VinUni so với các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới. Một khía cạnh quan trọng nữa, là việc VinUni sẽ xây dựng và tạo mối quan hệ mạng lưới với giới học thuật, sinh viên tinh hoa quốc và doanh nghiệp quốc tế. Mạng lưới này sẽ hỗ trợ cơ hội nghề nghiệp và sự thành công của sinh viên VinUni trong tương lai.

VinUni: “Ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai - Ảnh 4.

GS. Charalabos (Haris) Doumanidis, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và KHMT Đại học VinUni là một kĩ sư giàu kinh nghiệm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và một nhà lãnh đạo học thuật có tầm ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, Viện Kỹ thuật và KHMT cũng đã quy tụ một đội ngũ lãnh đạo và giảng viên từ nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới, trong đó có GS. Charalabos (Haris) Doumanidis đang đảm nhiệm vị trí Viện trưởng. GS. Doumanidis là một kĩ sư giàu kinh nghiệm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng, một nhà lãnh đạo học thuật lâu năm. 

Ông từng được trao Giải thưởng Marie Curie Chair of Excellence, giải thưởng Nhóm xuất sắc (Excellence Team) của Ủy ban châu Âu, Giải thưởng ASME Blackall, Giải thưởng dành cho học giả (Presidential Faculty Fellow) của Nhà Trắng (Nhiệm kì Tổng thống W.J. Clinton)... cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.

Thế giới luôn khan hiếm nhân tài khoa học công nghệ. Vì vậy, sinh viên VinUni, đặc biệt những em xuất sắc như Nhi, sẽ luôn cơ hội làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Với chương trình đào tạo tại Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính của VinUni, các em sẽ có đủ tố chất trở thành những doanh nhân công nghệ thành đạt, nhà khoa học tầm vóc hay là chuyên gia giỏi để góp phần cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước bằng tiến bộ khoa học công nghệ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại