Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ?

QUANG VŨ |

Chúng bạn nhìn vào hai người yêu nhau, chỉ có chung một thắc mắc: "Nhắn gì mà nhắn mãi, sao nhiều chuyện để nói thế". Đúng là yêu nhau thì chẳng thiếu gì chuyện kể, thậm chí là cả những vấn đề to tát như công việc ra sao, gia đình thế nào cũng không ngần ngại chia sẻ.

Ấy thế nhưng vẫn có ngày được thấy bạn than thở: "Trời ơi, người yêu tôi có biết tôi muốn gì đâu!". Nguyên cớ vì đâu mà mỗi ngày nhắn tin gọi điện chỉ trừ lúc bận, thế nhưng mình muốn gì lại không tiện kể cho nhau nghe? Thực ra, mở lời về chuyện trên trời dưới bể với bạn dễ như ăn bánh, nhưng chính những trái ý nho nhỏ mới khiến bạn ấp úng như "gà mắc tóc".

Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ? - Ảnh 1.

Sợ người yêu biết, lại sợ người yêu không biết

Khó có thể đạt đến sự hòa hợp hoàn hảo trong một mối quan hệ hai người, nên bạn không tránh khỏi những lần phật ý, bất hòa với người ta. Và cách giải quyết của bạn là lựa chọn im lặng, thay vì mạnh dạn bày tỏ lời muốn nói. Lý do thì nhiều lắm nha, mà nghe cũng hợp lý chứ!

Điều bạn muốn là khi ăn cơm cần được lau sẵn đũa, khi nói chuyện cần tránh chơi game, khi đi ngủ xin ngừng nghe tiếng ngáy… Nhưng vì cho rằng đó là chuyện nhỏ, nên đôi lứa sẵn sàng giấu nhẹm đi với suy nghĩ "thôi, không đáng kể", hoặc tệ hơn "nói cũng chẳng thay đổi được gì". Cái kết là chuyện nhỏ như hạt sạn, tưởng không cấn mà lấn cấn không tưởng. Nói ra thì sợ cả hai mâu thuẫn, không nói lại thành một mình ôm nỗi bực bội.

Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ? - Ảnh 2.

Một lý do nữa là bạn ngại thể hiện một mặt thầm kín hơn của bản thân với đối phương. Bạn lo lắng rằng mặt thầm kín này sẽ khiến mình xuất hiện trong suy nghĩ người kia với dáng vẻ khó tính, nhỏ nhặt, hoang dã hay quá cứng nhắc.

Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ? - Ảnh 3.

Ngay cả thời điểm các cặp đôi đã trở nên gần gũi, khoảng cách âm ngay lập tức trở thành dương vô cùng chỉ bởi sự hậm hực, bức bối trong lòng khi bạn chưa được đáp ứng những gì mình mong muốn. Nhưng ở đây bạn chỉ "seen" suy nghĩ thầm kín của bản thân, thay vì cap màn hình chuyển tiếp cho người cần đọc để cả hai thêm hiểu hơn về nhau. Nhiều lúc chúng ta chỉ sẵn sàng "cởi", chứ mở lòng thì… để xem đã, nhỡ đâu người kia lại nghĩ mình thế nọ thế kia.

Để tình vào lời ra, chứ mình đừng ra vẻ

Nếu rơi vào trường hợp như trên, bạn cũng chẳng cô đơn đâu. Trong khảo sát bất thường về mức độ cởi mở khi yêu cũng có 37% thường giả vờ mình thăng hoa trong "chuyện ấy" với đối phương - một con số không hề nhỏ chút nào.

Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ? - Ảnh 4.

Nhưng ngược lại, có tới 91% cho rằng cùng đối phương thỏa mãn khi yêu là yếu tố rất quan trọng ở một mối quan hệ. Cũng trong khảo sát này, 60% phủ nhận khi được hỏi "Bạn có nghĩ rằng mình cho nhiều hơn nhận không?". Số đông nhận định rằng vai trò của đôi bên trong chuyện yêu là ngang bằng, không một ai cần phải giấu giếm mong muốn bản thân mình chỉ vì sợ phật ý người kia. Rất có thể trong số đó sẽ có cả nửa kia của bạn - người đang chờ đợi bạn nói ra khát khao thầm kín, nỗi khó chịu bí mật, thay vì một sự giả vờ hài lòng.

Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ? - Ảnh 5.
Vì đâu những người yêu nhau thường dễ kể chuyện to, khó kể chuyện nhỏ? - Ảnh 6.

Hãy tin rằng khi những cảm xúc yêu thương từ hai phía được đan cài khăng khít, tình yêu sẽ trở thành nơi để mọi người không chỉ chia sẻ được chuyện to đùng như định hướng cuộc đời, mà còn sẵn sàng thẳng thắn về những "hạt sạn" trong cuộc sống thường ngày. Bạn có thể tìm cơ hội giúp mình dễ dàng nói lời trong lòng hơn, chẳng hạn như cùng nhau xem một hội nghị bất thường về cách vượt qua những e ngại để mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ với nửa kia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại