Vạn Lý Trường Thành hơn 2.000 năm vẫn sừng sững, chuyên gia tiết lộ thứ vữa “sống” chắc hơn xi măng, khiến hậu thế phải tròn mắt thán phục

Thiên Di |

Một câu hỏi đặt ra là người xưa đã làm cách nào để xây dựng được công trình Vạn Lý Trường Thành bền chắc đến hàng nghìn năm sau như vậy.

Vạn Lý Trường Thành hơn 2.000 năm vẫn sừng sững, chuyên gia tiết lộ thứ vữa “sống” chắc hơn xi măng, khiến hậu thế phải tròn mắt thán phục- Ảnh 1.

Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một công trình kiến trúc vĩ đại về mặt quy mô và kỹ thuật, mà còn là biểu tượng của sức mạnh và trí tuệ chiến lược của người Trung Quốc xưa. Đây là một trong những dự án xây dựng lớn nhất mà loài người từng thực hiện.

Công trình thành đá trải dài hơn 21.000 km, gần bằng một nửa đường xích đạo. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng từ năm 221 trước Công nguyên và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Vạn Lý Trường Thành còn nổi tiếng bởi khả năng phòng thủ quân sự tuyệt vời với những bức tường dày đặc, các hào sâu và hàng loạt các tháp canh được phân bố đều khắp.

Vạn Lý Trường Thành hơn 2.000 năm vẫn sừng sững, chuyên gia tiết lộ thứ vữa “sống” chắc hơn xi măng, khiến hậu thế phải tròn mắt thán phục- Ảnh 2.

Qua hàng nghìn năm, công trình này trở thành một điểm tham quan nổi tiếng thế giới. Nhưng một câu hỏi đặt ra là người xưa đã làm cách nào để xây dựng được một công trình bền chắc đến nghìn năm sau như vậy. Khi phân tích và nghiên cứu sâu về Vạn Lý Trường Thành, các nhà khoa học đã khám phá ra một điều đáng kinh ngạc.

Trong quá trình xây dựng, những người thợ xây xưa đã sử dụng đất nện, là hỗn hợp của các vật liệu hữu cơ như đất và sỏi nén lại với nhau để xây nên bức tường khổng lồ. Mặc dù những vật liệu này có thể dễ bị xói mòn hơn các vật liệu khác như đá rắn, nhưng chúng thường thúc đẩy sự phát triển của “vỏ sinh học”.

Theo nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí, lớp vỏ sinh học (biocrusts) là những lớp đất mỏng, kết dính và gắn với nhau bởi các sinh vật sống như rêu, địa y, vi khuẩn lam (vi sinh vật có khả năng quang hợp) và các vi sinh vật khác. Lớp kết dính này giúp công trình vững chắc, đặc biệt là ở những vùng khô hạn và bán khô hạn.

Vạn Lý Trường Thành hơn 2.000 năm vẫn sừng sững, chuyên gia tiết lộ thứ vữa “sống” chắc hơn xi măng, khiến hậu thế phải tròn mắt thán phục- Ảnh 3.

Đồng tác giả nghiên cứu Bo Xiao, giáo sư khoa học đất tại Đại học Khoa học và Công nghệ Đất đai thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh, chia sẻ với Live Science: “Những người thợ xây xưa biết vật liệu nào có thể làm cho cấu trúc ổn định hơn”.

Để kiểm tra sức mạnh và tính toàn vẹn của Vạn Lý Trường Thành, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu ở 8 đoạn khác nhau, được xây dựng từ năm 1368 trước Công nguyên và 1644 trước Công nguyên. Họ phát hiện ra rằng 67% mẫu chứa "vỏ sinh học" mà giáo sư Xiao gọi là “các kỹ sư của hệ sinh thái”.

Theo một tuyên bố, bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí cầm tay, cả tại chỗ và trong phòng thí nghiệm, họ đã đo độ bền cơ học và độ ổn định của đất, sau đó so sánh dữ liệu đó với các đoạn tường chỉ chứa đất nện thường.

Họ phát hiện ra rằng các mẫu "vỏ sinh học" đôi khi bền hơn gấp 3 lần so với các mẫu đất nện thông thường. Theo nghiên cứu, các mẫu có chứa rêu đặc biệt rắn chắc.

Điều này là do vi khuẩn lam và các sinh vật sống khác trong lớp vỏ sinh học sẽ "liên kết chặt chẽ" cùng với các hạt đất nện, giúp "tăng cường độ ổn định cấu trúc của chúng", cuối cùng tạo ra thứ gắn kết chắc hơn xi măng.

Giáo sư Xiao cho biết: “Những chất xi măng, sợi sinh học và kết cấu đất trong lớp vỏ sinh học cuối cùng đã tạo thành một mạng lưới gắn kết với độ bền cơ học mạnh mẽ và tính ổn định chống xói mòn từ bên ngoài”.

Chính nghiên cứu này đã làm sáng tỏ bí ẩn to lớn về kỹ thuật của người xưa. Đây là một phát hiện đáng kinh ngạc, cho thấy sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã được người Trung Quốc ứng dụng từ xa xưa.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại