Tháng 9/2020, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 ở Anh. Đến đầu tháng 12/2020, họ bày tỏ lo ngại rằng, chủng này có thể lây lan nhanh và hiệu quả hơn các chủng khác. Họ cũng lo ngại rằng, các loại vắc-xin ngừa COVID-19 hiện nay có thể không có tác dụng với biến chủng ở Anh.
Sau đó, các nhà nghiên cứu ở một số nước khác phát hiện biến chủng Anh ở nước họ. Vì thế, các nhà khoa học của hai hãng Pfizer và BioNTech cùng với các nhà nghiên cứu của Đại học Mainz ở Đức đã thực hiện nghiên cứu mới về hiệu quả của vắc-xin đối với chủng mới.
Các nhà khoa học nói rằng, biến chủng ở Anh (tên chính thức là B.1.1.7) chứa một lượng lớn đột biến, gây ra 10 thay đổi trong chuỗi amino acid. Các amino acid này bao gồm protain gai (còn gọi là S protein) của SARS-CoV-2. Những gai này (khiến coronavirus có hình thức trông giống vương miện) là mục tiêu trọng yếu của hệ miễn dịch vì chúng cho phép SARS-CoV-2 tiếp cận, xâm nhập tế bào của con người.
Các nhà sản xuất vắc-xin đang kiểm tra tác dụng của sản phẩm đối với SARS-CoV-2 chủng mới ở Anh (Ảnh: Reuters)
Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin trên toàn khối của EU đang xảy ra nhiều trục trặc, gây mâu thuẫn ngoại giao giữa các nước láng giềng đến mức Brussels cân nhắc áp lệnh hạn chế xuất khẩu vắc-xin.
Có một thực tế rất đáng lo ngại là một trong các đột biến diễn ra trong “miền liên kết thụ thể”. Đây là một phần của gai liên kết với các thụ thể trong màng của tế bào chủ. Những gai có sự đột biến này liên kết chặt hơn với các thụ thể.
Để nghiên cứu xem liệu 10 đột biến trong gai có ảnh hưởng gì tới hiệu quả của vắc-xin Pfizer-BioNTech, các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm máu của 40 người tình nguyện dùng 2 liều cách nhau 21 ngày trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong số người tình nguyện, 14 người trong độ tuổi 57-73 và 26 người trong độ tuổi 23-55.
Các nhà nghiên cứu đo lường khả năng vô hiệu hóa virus của máu tình nguyện viên. Cuối cùng, họ kết luận, vắc-xin Pfizer-BioNTech có nhiều khả năng cung cấp bảo vệ miễn dịch cho người dùng, giúp họ tránh nhiễm virus biến chủng ở Anh. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng, cần thử nghiệm nhiều hơn để khẳng định kết quả nghiên cứu này.
Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ, ở bang Florida của Mỹ hiện có tới 186 ca nhiễm virus biến chủng có nguồn gốc từ Anh. Vì vậy, nhiều bệnh viện ở Florida đang áp dụng phương pháp điều trị mới để chống lại biến chủng của virus gây dịch bệnh COVID-19.
Họ dùng phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng, cụ thể là sử dụng thuốc có tên gọi Bamlanivimab. “Kháng thể đơn dòng cho thấy khá hiệu quả với biến chủng ở Anh”, TS Micael Lauzardo (ĐH Y khoa Florida) nói.
Các bệnh viện ở Florida đã nhận được 1.000 liều thuốc dành cho người từ 65 tuổi trở lên và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong vòng 10 ngày. Những người mới mắc bệnh sẽ được tiêm thuốc miễn phí.
Theo Medical News Today, UF Health