Bất chấp thực tế cách đây vài tuần Bộ Quốc phòng Canada đã công bố ý định điều máy bay chiến đấu và tàu chiến, cũng như một nhóm vài trăm binh sĩ đến Kiev theo yêu cầu chính thức của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine để cung cấp hỗ trợ quân sự ở phía nam và phía đông nước này.
Tuy nhiên, mới đây người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Canada Wayne Airey nói rằng, nước này không quan tâm đến Ukraine, vì những hành động như vậy có thể dẫn đến hậu quả khó lường đối với quốc gia.
Theo ông Airey, sự gia tăng quân số của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ukraine có thể không dẫn đến nỗ lực “kiềm chế” Moscow, mà ngược lại sẽ đóng vai trò là động cơ để bắt đầu các hành động thù địch khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói rằng, Mỹ, Anh và Canada nên triển khai quân đội đến nước này. (Ảnh: AP)
“Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Canada Wayne Airey nói rằng Ukraine cần phải hành động thận trọng trước việc gia tăng quân sự ở biên giới nước này”, tờ News Glory đưa tin.
Theo giới chuyên gia, gần đây Canada tuyên bố sẵn sàng đẩy lui quân đội Nga trong trường hợp binh lính nước này xuất hiện trên lãnh thổ Donbass, tuy nhiên rõ ràng tuyên bố này được đưa ra rất vội vàng.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, Mỹ và Anh cũng sẽ từ chối yêu cầu hỗ trợ quân sự của Ukraine.
Đáng chú ý tuyên bố này được Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Canada đưa ra trước khi bắt đầu cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Dự kiến hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề địa chính trị, bao gồm cả cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hơn nữa, theo các chuyên gia điều thú vị là Ukraine tuyên bố nước này không cần lính Mỹ và Canada, nhưng cần hỗ trợ vũ khí và thiết bị quân sự. Hiện tại có vài trăm binh sĩ Canada đã hiện diện trên lãnh thổ Ukraine với tư cách là người hướng dẫn cho quân đội Ukraine trong quá trình chuyển đổi sang các tiêu chuẩn của NATO.
Lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia phương Tây lo ngại việc Nga gia tăng hiện diện quân sự ở biên giới với nước này.
Từ đầu tháng 11, báo giới Mỹ đã viện dẫn một số bằng chứng cho thấy Nga đang lên kế hoạch triển khai quân sự gần biên giới nước láng giềng.
Tuy nhiên, Điện Kremlin nhiều lần bác bỏ cáo buộc này, nhấn mạnh Nga có quyền điều động lực lượng đi bất cứ đâu trong lãnh thổ của mình.
Cũng liên quan đến tình hình ở Ukraine, hôm 7/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden, Quyền Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi: Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Italy kêu gọi Nga “giảm leo thang căng thẳng” ở biên giới với Ukraine.
“Các nhà lãnh đạo kêu gọi Nga giảm leo thang căng thẳng và tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, thông cáo của London cho biết.
Đồng thời, tái khẳng định sự cần thiết của việc nối lại đàm phán giữa Nga và Ukraine theo định dạng Normandy.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh, nước này sẵn sàng nối lại các nỗ lực hòa giải theo định dạng Normandy để giải quyết cuộc xung đột ở Donbass. Nga cũng nhiều lần tái khẳng định cam kết trong thỏa thuận Minsk ký năm 2015, coi đó là cơ sở duy nhất để giải quyết cuộc xung đột ở Donbass.